Trước, trong và sau những ngày hành kinh nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh. Có người đau âm ỉ râm ran nhưng lại có những trường hợp đau bụng kinh dữ dỗi. Vậy hiện tượng đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng kinh và cách giảm đau như thế nào? Trong bài viết này Hregulator.net sẽ chia sẽ cùng với bạn đọc.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý xảy ra trước trong hoặc sau ngày hành kinh. Đau bụng kinh bao gồm các tình trạng đau bụng dưới (có khi đau quằn quại và kéo dài), đau thắt lưng, bụng có cảm giác đầy hơi, hậu môn có những biểu hiện khó chịu như buồn đi ngoài.. tuy nhiên chủ yếu là đau phần vùng bụng dưới rốn.
Đau bụng kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau có những trường hợp chị em không cảm nhận thấy có hiện tượng đau bụng kinh, có trường hợp đau rất nhẹ chỉ thoáng qua nhưng lại cũng có trường hợp đau nặng đau dữ dội và cần có sự tác động của thuốc giảm đau. Thông thường cơn đau bụng kinh sẽ diễn ra vào 1-2 ngày sau đó sẽ giảm dần.
Đau bụng kinh làm ảnh hưởng lớn tới tâm trạng của chị em phụ nữ nên lại xảy ra vào những ngày đèn đỏ chính vì thế khiến cho chị em thường “khó tính” hơn so với những ngày bình thường. Nếu chị em gặp phải những cơn đau bụng kinh dữ dội không chỉ khiến chị em khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, khiến chị em không tập trung được vào công việc, mệt mỏi…
Các dạng đau bụng kinh
Đau bụng kinh được chia làm 2 dạng là dạng nguyên phát và dạng thứ phát.
Dạng nguyên phát hay còn được gọi là đau bụng kinh cơ năng: đối với dạng này người bệnh không nhận thấy hay phát hiện ra ở cơ quan sinh dục của mình có bất cứ biển đổi gì mặc dù gặp phải hiện tượng đau bụng hành kinh. Hiện tượng đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ xảy ra ở chị em phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Đau bụng kinh xuất hiện trong hoặc sau chu kỳ rụng trứng.
Dạng đau bụng kinh thứ phát hay còn được gọi là đau bụng kinh khí chất: dạng này người bệnh nhận thấy cơ quan sinh dục có nhiều thay đổi. Dạng này thường gặp ở những người bị bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung…
Thực chất rất khó để người bệnh phân biệt được mình gặp phải dạng nào thông thường chỉ khi qua các xét nghiệm hay kiểm tra soi ổ bụng người bệnh mới phân biệt được rõ nhất.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh được xác định do sự co thắt quá độ của tử cung. Áp lực co thắt tử cung của người phụ nữ cơ bản là giống nhau tuy nhiên có thể do sự co thắt của tử cung duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn, nên tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh. Ngoài ra các trường hợp tử cung co thắt không bình thường, khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây đến co thắt, thậm chí co rút cơ tử cung, từ đó xuất hiện đau bụng hành kinh. Theo các nghiên cứu thực nghiệm gần đây huyết áp cao là nhân tố quan trọng tạo thành sự co thắt không bình thường của tử cung.
Hàm lượng chất Prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao. Chất Prostaglandin E2 (PGE2) làm co thắt cơ tử cung. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh hàm lượng PG trong máu người đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Trong một cơ thể, hàm lượng PGE2 và PGF2a cũng khác nhau, tỷ lệ GPF2a/PGE2 không tương đồng ở những khoảng thời gian khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt. Những kích thích đó có thể dẫn đến sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, gây đau đớn. Ở người bị chứng lạc nội mạc tử cung, quan hệ giữa chứng đau bụng hành kinh và hàm lượng PG càng rõ ràng. Hàm lượng PGF2a trong huyết thanh và dịch khoang bụng của họ cao hơn người không đau bụng hành kinh.
Nguyên nhân tác động đến đau bụng hành kinh nguyên phát:
- Dậy thì sớm hoặc muộn: theo một cuộc điều tra cho thấy mức độ đau và tuổi bắt đầu hành kinh lần đầu có liên quan đến nhau. Với người bị hành kinh lần đầu sớm, tỷ lệ đau bụng kinh cao, đồng thời mức độ đau cũng nghiêm trọng hơn so với người dậy thì đúng độ tuổi.
- Hôn nhân và sinh đẻ: Mặc dù chưa có kết luận chính xác mà vẫn nằm trong việc đnag nghiên cứu nhưng không ít người cho rằng sau khi kết hôn, mức độ đau bụng hành kinh ở nhiều phụ nữ giảm hẳn.
- Stress, mệt mỏi kéo dài: các yếu tố như mệt mỏi kéo dài, căng thẳng, thời tiết lạnh hoặc cơ thể quá mẫn cảm… có thể khiến đau bụng kinh nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân tác động đến đau bụng kinh thứ phát:
- Viêm nhiễm tử cung do thói quen giữ vệ sinh không tốt trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và sau khi sinh, sinh hoạt tình dục quá sớm.
- Nạo phá thai hay tác động vào khoang tử cung nhiều lần gây viêm dính nội mạc.
- Tránh thai: Đau bụng hành kinh và các phương pháp tránh thai có ảnh hưởng nhất định với nhau. Đặc biệt, phương pháp đặt vòng thường làm tăng mức độ đau bụng hành kinh. Thuốc tránh thai chứa progestagen có tác dụng làm lỏng cơ nhẵn của tử cung, giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co bóp. Uống thuốc tránh thai có thể giảm tỷ lệ và độ đau của đau bụng hành kinh.
- Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt và độ dài ngắn của từng chu kỳ: Nhìn chung, độ nghiêm trọng của đau bụng hành kinh và độ dài ngắn của chu kỳ kinh nguyệt không có ảnh hưởng gì đến nhau. Nhưng do đau bụng kinh biểu hiện trong thời kỳ kinh nguyệt nên nếu thời gian hành kinh kéo dài thì thời gian đau bụng kinh cũng bị kéo dài theo.
- Các nhân tố khác: Có ý kiến cho rằng người béo mập thường dễ bị đau bụng hành kinh; thói quen hút thuốc lá và đau bụng hành kinh luôn có tỷ lệ thuận.
Đọc thêm: “Đau bụng kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe”
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng kinh là một hiện tượng rất phổ biến và khó tránh khỏi, tuy nhiên có việc làm giảm đau bụng kinh là điều cần thiết. Dưới đây là lời khuyên giúp chị em giảm đau bụng kinh hiệu quả.
- Chế độ vận động, nghỉ ngơi: trước và trong khi hành kinh chị em không nên vận động mạnh hay tập các môn thể thao cần sự vận động nhiều. Mà thay vào đó là các vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của cơ thể. Tránh các tác động mạnh trong những ngày có kinh, giảm bớt căng thẳng sẽ làm dịu cơn đau. Nên lựa chọn các bài tập thể dục phụ hợp nhẹ nhàng như yoga để giúp máu lưu thông và làm giảm triệu chứng đau bụng kinh.
- Chế độ ăn uống: ăn đủ chất nhưng hạn chế đồ cay nóng vì chúng rất dễ gây hiện tượng táo bón và là nguyên nhân khiến đau bụng kinh trở nên nặng nề hơn. Dùng các loại vitamin hỗn hợp và chất khoáng, ăn nhiều rau, trái cây, cá đây là các loại thực phẩm giúp hạn chế tình trạng đau bụng kính. Kiêng ăn các loại thực phẩm ngọt, không ăn các thực phẩm có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen, không uống các loại nước có chất kích thích. Trong ngày hành kinh tuyệt đối hạn chế các loại đồ ăn lạnh vì chúng sẽ gây đau bụng kinh hơn.
- Chườm nước nóng: Chị em phụ nữ có thể lấy một chiếc khăn bông khô hoặc một lọ thủy tinh với kích thước vừa phải sau đó thấm/đổ nước ấm vào rồi chườm đi chườm lại ở vùng bụng dưới, sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm đi rõ rệt.
- Đắp gừng tươi: Lấy một lượng củ gừng tươi vừa đủ, rửa sạch sau đó cắt lát hoặc xay nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vùng bụng dưới trong những ngày bị kinh nguyệt ( đắp khi có cơn đau bụng kinh), để khoảng 5 phút thì bỏ gừng ra, sẽ thấy cơn đau bụng kinh giảm đi rõ rệt. Gừng tươi sẽ giúp giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng bụng khiến mạch máu được lưu thông dễ dàng từ đó giảm tình trạng đau bụng kinh
- Sử dụng cao dán hoặc dầu: tương tự như việc đắp gừng tươi, dán cao hay xoa dầu vào vùng bụng dưới cũng là cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Chị em phụ nữ có thể áp dụng cách này để giúp mình thoát khỏi những cơn đau hành hạ trong những ngày bị kinh nguyệt. Sử dụng cao dán hoặc dầu là cách giảm đau bụng kinh đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả.
- Massage: Nếu không có các nguyên liệu như trên chị em có thể thực hiện các động tác massage vùng bụng dưới vì massage cũng có tác dụng làm giảm đau bụng kinh.
- Tắm nước ấm: trong ngày hành kinh chị em nên tắm nước muối ấm pha loãng để giảm bớt nguy cơ đau bụng kinh.
- Tránh tiếp xúc lạnh trong những ngày đèn đỏ: trong những ngày này chị em cần giữ ấm cho cơ thể, không uống nước lạnh, làm việc nơi đồng sâu bởi khi có kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh gây đau đớn, nên tắm nước ấm nóng và cho thêm một chút muối và chậu nước tắm. Khi trời lạnh nên sưởi ấm khi có kinh, vì hơi ấm làm máu dễ lưu thông và tạo cho cơ bắp thư giãn, nhất là vùng xương chậu thường bị co cứng và sưng huyết trong những ngày này.
Với các trường hợp đau bụng kinh dữ dội khi áp dụng các cách giảm đau trên nhưng không hiệu quả cần sử dụng đến thuốc giảm đau thì hãy đi thăm khám và nghe tư vấn sử dụng thuốc phù hợp của bác sĩ. Tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc giảm đau gây ra các hậu quả đáng tiếc.
Ý kiến của bạn