Giai đoạn tiền mãn kinh phụ nữ có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh do sự thay đổi của hormone estrogen. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh để phòng ngừa nhé!
Các bệnh phụ khoa
Ở giai đoạn con gái, cơ thể người phụ nữ liên tục tiết ra estrogen để tạo ra các đặc tính của phái nữ. Bước sang giai đoạn tiền mãn kinh rồi mãn kinh, estrogen có sự biến thiên, ít tiết ra dần rồi ngừng hẳn. Lúc này do sự suy giảm estrogen, vùng khung chậu bị ảnh hưởng lớn, dễ sinh ra các bệnh phụ khoa như:
- Viêm âm đạo
- Khô hạn vùng kín
- Ngứa âm hộ
- Giao hợp khó khăn
- Giảm ham muốn
- Sa sinh dục
Loãng xương
Phụ nữ rất dễ bị loãng xương khi bước vào tuổi mãn kinh, đặc biệt là những người nhỏ bé, có tiền sử gia đình bị loãng xương, những phụ nữ bị mãn kinh sớm hay bị cắt buồng trứng. Loãng xuong làm mất khả năng vận động tự nhiên của cơ thể, từ đó gây khó khăn cho sinh hoạt hằng ngày. Loãng xương cũng làm tăng nguy cơ gãy xương đùi, xương hông, cổ xương đùi, xương cẳng chân và còng lưng do cột sống bị sụp.
Nguyên nhân gây loãng xương là do chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt không cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Một số yếu tố nguy cơ là thuốc lá, rượu, các cahasy chứa steroid, vv.
Phòng chống loãng xương. Cần có chế độ ăn uống tăng canxi, nên bổ sung 1000 mg canxi và 200-400 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D để giúp xương phát triển tốt nhất. Nguồn bổ sung nên là các loại thực phẩm, thức ăn hằng ngày, nên dùng sữa có hàm lượng chất béo thấp (3 cốc/ngày). Đồng thời tránh xa các yếu tố nguy cơ làm loãng xương.
Ung thư vú
Ung thư vú là nỗi ám ảnh của phụ nữ tuổi mãn kinh bởi đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại tiến triển một cách âm thầm, khó phát hiện. Theo thống kê, có tới 18% phụ nữ tuổi 40 được chẩn đoán mắc ung thư vú, con số này tăng lên 77% ở độ tuổi 50. Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú là: Chế độ ăn nhiều chất béo, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú (nguy cơ tăng 3-5 lần), béo phì (nguy cơ tăng 3 lần), không cho con bú bằng sữa mẹ hoặc không sinh con hoặc có con đầu lòng quá muộn, dậy thì sớm và mãn kinh muộn.
Phòng ngừa ung thư vú. Để phòng ngừa ung thư vú, phụ nữ cần thực hiện một lối sống lành mạnh, tăng cường tập luyện; hạn chế những thực phẩm chế biến quá kỹ, thực phẩm nhiều đường, nhiều chất béo; không sử dụng rượu, đồ uống kích thích và không hút thuốc. Mỗi tháng hãy chủ động khám xem có sự bất thường ở ngực, nhũ hoa hay không. Đồng thời cần đi khám định kì mỗi năm 1 lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở vú (như: hình dạng và kích thước của vú thay đổi, xuất hiện các khối sưng tấy ở nách, chảy máu ở núm vú hay đau ngực, vv) thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và kiểm tra.
Bệnh tim mạch
Hormone estrogen có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol của cơ thể, bảo vệ thành mạch và tim. Khi đến tuổi mãn kinh, lượng hormone này suy giảm mạnh khiến cho phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch (huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch vv). Ngoài ra, do nhiều vấn đề như: áp lực gia đình, công việc; sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá cũng là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các bệnh tim mạch ở phụ nữ diễn biến phức tạp hơn đàn ông, hiệu quả chữa trị kém hơn (các phương pháp can thiệp mạch vành hiện đại như thông mạch vành bằng cách đặt stent, nong mạch và nối mạch thông đạt hiệu quả thấp ở phụ nữ), vậy nên việc phòng và phát hiện bệnh sớm, chữa trị kịp thời là những vấn đề mà phụ nữ cần quan tâm hàng đầu.
Phòng ngừa bệnh tim mạch. Hãy duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá; tăng cường tập luyện thể dục thể thao; chế độ ăn uống phải hợp lý, không ăn quá 5-6g muối/ngày, tăng cường ăn các loại thức ăn có chứa nhiều vitamin E, C, A, B6, B12, acid folic và acid béo không no Omega-3 để bảo vệ thành mạch máu trước nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa, hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều chấ béo; tăng số ngày ăn cá, đậu trong tuần, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn…; luôn kiểm soát hàm lượng cholesterol, glucoza máu và các chỉ số huyết áp ở mức độ cho phép; giảm căng thẳng thần kinh…
Trầm cảm
Trầm cảm là một chứng rối loạn liên quan đến cơ thể, hành vi, tình cảm, khí sắc của người mắc. Căn bệnh này khiến cho người bệnh luôn có một cảm giác buồn chán và mất hứng kéo dài, nó ảnh hưởng đến những suy nghĩ của bệnh nhân về bản thân, về cách nhìn mọi vật xung quanh. Trầm cảm kéo dài làm giảm chất lượng sống của người mắc, cảm thấy khó làm việc, khó vui vẻ với những người xung quanh. Nếu bước sang giai đoạn trầm cảm nặng bệnh nhân còn có ý định tự tử hoặc thực hiện cách hành vi tự tử.
Rối loạn trầm cảm thường gặp ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh do sự thay đổi hormone estrogen của có thể trong giai đoạn này. Nó hiện diện ở 20% phụ nữ và tỷ lệ ngày các tăng trong giai đoạn xung quanh tuổi mãn kinh.
Bài viết chi tiết:Trầm cảm lo âu, trầm cảm muốn chết – Hai mức độ của bệnh trầm cảm
Phương pháp HRT (hormone thay thế) để điều trị trầm cảm tuổi tền mãn kinh, mãn kinh. Liệu pháp này nhằm giúp cơ thể căn bằng lại hormone, từ đó làm giảm các triệu chứng vận mạch, các triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên liệu pháp này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh hyết khối, quá sản nội mạc tử cung, vv.
Chính vì vậy, việc bổ sung hormone estrogen từ thực vật là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay. Estrogen thực vật có cơ chế tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng lại có nguồn gốc từ tự nhiên, cụ thể là isoflavone từ hạt đậu tương. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, phytoestrogen không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như HRT.
H-Regulator có thành phần gồm hạt đậu tương và dịch chiết cây vitex, được bào chế để thực hiện vai trò như là một sự thay thế tự nhiên an toàn cho liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ đang bị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh.
Ý kiến của bạn