Bệnh rong kinh ở phụ nữ – Nguyên nhân và cách điều trị

Rong kinh là bệnh không hiếm gặp ở phụ nữ. Nhiều người phụ nữ mắc phải căn bệnh này nhưng lại không thực sự có kiến thức hiểu biết về nó dẫn đến sự vô tâm coi thường bệnh mà gặp không ít nguy hiểm. Tìm hiểu bệnh rong kinh ở phụ nữ một cách cụ thể chi tiết không bao giờ là điều thừa đối với người phụ nữ. Dưới đây là các kiến thức về bệnh.

Bệnh rong kinh ở phụ nữ - Nguyên nhân và cách điều trị 1

Bệnh rong kinh là gì?

Rong kinh được xem là một trong các bệnh rối loạn kinh nguyệt điển hình và gây nguy hiểm nhất. Nếu kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ kép dài từ 3-5 ngày thì rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu vượt qua 120 ml thay vì là 40-80ml ở chu kì kinh bình thường.

Bên cạnh ngày kinh kéo dài gây cảm giác ướt át khó chịu cho chị em phụ nữ, rong kinh còn là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm như : u xơ tử cung , buồng trứng đa nang , ung thư biểu mô ,…. mang lại những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe phụ nữ nếu không điều trị kịp thời vì thế cần phải tìm hiểu và cách phòng trị phù hợp .

Triệu chứng của bệnh rong kinh

  • Kinh nguyệt ra nhiều bất thường, có khi phải dùng đến 2 băng vệ sinh một lúc, thay băng vệ sinh hay phải dùng đến tampons mỗi giờ, kéo dài nhiều giờ và liên tục mấy ngày liền. Máu kinh ra nhiều không phân biệt ngày và đêm.
  • Ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu kinh nhiều
  • Máu kinh xuất hiện những cục máu đông lớn
  • Kinh nguyệt nhiều đến nỗi không làm việc bình thường được
  • Chu kỳ kinh nguyệt thất thường
  • Hay mệt, hơi thở ngắn và dốc, triệu chứng của bệnh thiếu máụ

Nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở phụ nữ

Rong kinh xảy ra ở chị em phụ nữ tuổi mới dậy thì là do cơ thể chức năng sinh sản chưa hoàn thiện vì vậy tình trạng rong kinh có thể xảy ra nhiều hơn. Riêng đối với các trường hợp chị em phụ nữ đã trưởng thành, rong kinh có thể do:

  • Rối loại kích thích tố hay còn gọi là rối loạn nội tiết tố: Cơ thể người phụ nữ luôn cần có một sự cân bằng giữa 2 kích thích tố nữ estrogen và progesterone để việc rụng trứng, tạo màng dày trong tử cung và hành kinh được diễn ra đúng chu kỳ không bị rối loạn. Tuy nhiên nếu hormôn  estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesterone không được tiết ra cân đối với estrogen dẫn đến nội mạc tử cung dày lên, mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra hoại tử, bong từng mảng nhỏ, sẽ gây chảy máu trong dài ngày hay gọi là rong kinh.
  • Rong kinh do mắc một số bệnh như : U xơ buồng tử cung, u sơ tử cung, bị polyps, bướu nước buồng trứng, buồng trứng bị rối loạn không sinh trứng và rụng trứng, mang thai bị biến trứng ,uống thuốc ngừa thai không đúng cách, đặt vòng ngừa thai, viêm niêm mạc tử cung, ung thư và các bệnh về máu.

Hậu quả của việc rong kinh kéo dài

Tình trạng rong kinh nếu không được điều trị thích hợp, kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe người phụ nữ:

Gây thiếu máu: do rong kinh kéo dài lượng máu mất đi nhiều hơn bình thường khiến cơ thể bị thiếu máu cấp. Bệnh thiếu máu sẽ làm cho người phụ nữ dễ mệt mỏi, không hoạt động thể chất được, hơi thở ngắn, nhức đầu, chóng mặt…

Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chẩy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm

Tăng nguy cơ viêm nhiễm dẫn đến vô sinh: bị rong kinh kéo dài đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu máu sức đề kháng cơ thể kém, bên cạnh đó việc dùng băng vệ sinh hay tampon lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm nhiễm phụ khoa và có thể dẫn đến vô sinh.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh rong kinh

Cách phòng tránh

  • Với chị em phụ nữ trên 18 tuổi và có quan hệ tình dục thường xuyên nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh phụ khoa không mong muốn.
  • Khi gặp phải hiện tượng đau bụng kinh dữ dội hoặc lượng máu kinh ra nhiều trong các kỳ kinh nguyệt thì cũng nên đi khám bác sĩ sớm
  • Tránh vận động và làm việc quá sức trong những ngày đèn đỏ và dành thời gian nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi, khó thở.
  • Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể để bù lại lượng máu mất đi trong kỳ kinh đặc biệt là sắt. Ngoài ra, cũng nên vận động nhẹ và tránh stress.

Cách điều trị

Khi thấy tình trạng bất thường của kinh nguyệt, ra máu quá nhiều và kéo dài nhiều ngày cần đến gặp bác sĩ ngay. Dựa vào siêu âm, kiểm tra nội tiết, kiểm tra tổng thể, bác sỹ chuyên khoa sẽ xác định rõ nguyên nhân gây rong kinh đối với từng trường hợp. Từ đó mới đưa ra liệu trình chữa bệnh hợp lý. Một số phương pháp điều trị Tây y:

  • Một sự kết hợp của estrogen và Progestogen được các bác sỹ sử dụng để giảm chảy máu kinh nguyệt.
  • Thuốc giảm đau có tính giảm viêm và hạ nhiệt như Mefenamic axit ponstan làm giảm chảy máu và hết đau.
  • Có thể sử dụng Tranexamic axit (cykloklapron) làm giảm 50% sự đông  máu và chảy máu. Tuy nhiên chúng có tác dụng phụ là chuột rút chân, buồn nôn và rủi ro lớn hơn là sự nghẽn tĩnh mạch sâu.
  • Bổ sung sắt được đưa ra nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu
  • Dùng Que cấy ghép cấy dưới da ở bên trên cánh tay. Điều này có thể kiểm soát chảy máu tối đa 3 năm. Nếu bạn muốn mang thai, thì phải gỡ bỏ que cấy ghép này.
  • Tiêm hormon nữ tổng hợp Acetate vào sâu trong cơ bắp mỗi 3 tháng/lần vào cánh tay hoặc phía trên mông.
  • Cắt bỏ màng trong tử cung, áo niêm mạc tử cung khoảng 5-6 mm
  • Thủ thuật cắt bỏ tử cung để dừng hiện tượng kinh nguyệt vĩnh viễn đối với các trường hợp không mong muốn đẻ nữa.

Ngoài ra, đa số các trường hợp rong kinh đều tìm chữa trị theo các phương pháp dân gian sử dụng nhọ nồi, cây huyết dụ… vì tính an toàn cao.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn