Chữa đau bụng kinh hiệu quả từ ngải cứu

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, là tình trạng đau trước trong và sau hành kinh với tình trạng đau bụng dưới và vùng thắt lưng. Có chị em chỉ bị đau âm ỉ nhưng có nhiều chị em bị đau bụng dữ dội, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh giá thậm chí hôn mê. Có nhiều cách giảm đau bụng kinh hiện nay, một trong những cách đơn giản mà mang lại hiệu quả tốt là sử dụng ngải cứu.

Chữa đau bụng kinh hiệu quả từ ngải cứu 1

Các nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tướnginh lý bình thường xảy ra ở phần lớn chị em phụ nữ. Nhưng với nhiều chị em đây là nỗi ám ảnh đáng sợ vì tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kéo dài kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu chóng mặt, sốt, ớn lạnh thậm chí có nhiều chị em bị ngất xỉu vì kiệt sức.

Thực tế nhiều chị em phải sử dụng tới thuốc giảm đau do những cơn đau hành hạ không chịu nổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh thường có 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát: Thường gặp ở các bạn nữ bước vào tuổi dậy thì và  thường kéo dài từ 2 – 3 năm. Nguyên nhân do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài ở một số chị em có cổ tử cung quá hẹp, tử cung không được đặt ở vị trí bình thường là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh

Đau bụng kinh thứ phát: Do bệnh lý lạc nội mạc tử cung,  bệnh lý phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,…chị em sử dụng biện pháp tránh thai như đặt vòng cũng có thể gây đau bụng kinh.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Bất ổn về tâm lý như stress, căng thẳng quá mức
  • Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không hợp lý, ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, làm việc quá sức, lười vận động,…khiến chị em rơi vào trạng thái mất cân bằng về tâm hoặc sinh lý dẫn tới đau bụng kinh.

Vì sao dùng ngải cứu chữa đau bụng kinh?

Từ xa xưa, ngải cứu được biết đến với nhiều công dụng hữu ích như giúp thông huyết, điều kinh, lưu thông máu lên não, tim mạch, các bộ phận khác của cơ thể. Bên cạnh đó, ngải cứu còn có tác dụng an thai, bồi bổ dưỡng khí cho cơ thể, giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái và tỉnh táo hơn. Đối với những người bị cảm sốt do thời tiết có thể dùng ngải cứu để giải cảm, tăng khả năng đề kháng và nhanh chóng bình phục bệnh.

Trong dược liệu ngải cứu có chứa các loại tinh dầu, Aavonoid, coumarin, các chất sterol… Với những công dụng trên, ngải cứu được sử dụng chủ yếu trong các bài thuốc đông y có tác dụng giúp thông huyết, điều kinh, chữa đau bụng kinh ở chị em phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh thường do kinh nguyệt bị ứ trệ, khó lưu thông, máu kinh gây chèn ép lên các bộ phận khác tạo nên cơn đau bụng kinh ngày nguyệt san. Vì vậy khiến cơ thể chị em mệt mỏi, máu kinh càng nhiều các cơn đau càng trở nên dữ dội. Người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, gây ức chế dây thần kinh. Do đó, chị em sử dụng ngải cứu thường xuyên giúp kinh nguyệt ổn định và giảm bớt những cơn đau.

Xem thêm: Thuốc chữa đau bụng kinh an toàn?

Sử dụng ngải cứu chữa đau bụng kinh

Ngải cứu là vị thuốc dễ tìm trong thiên nhiên đồng thời là thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Có rất nhiều cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu, trong đó bao gồm những cách sau:

1. Trứng gà, ngải cứu và mật ong

Cách thực hiện: Một nắm lá ngải cứu thái nhỏ trộn đều với một quả trứng gà và mật ong. Sau đó, cho thêm một chút gia vị cho vừa miệng và đem hấp cách thủy.

Công dụng: Bài thuốc có công dụng ngăn ngừa tình trạng ứ trệ, chậm kinh, thúc đẩy tuần hoàn và lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh. Khi sử dụng hàng ngày giúp mang lại hiệu quả cao hơn.

2. Trứng gà, ngải cứu, gừng tươi

Cách thực hiện: 2 quả trứng gà và một nắm ngải cứu cùng với một củ gừng tươi. Cho tất cả vào khoảng 400ml nước đun nhỏ lửa cho tới chín. Sau đó, bóc vỏ trứng và đun tiếp 10 phút để trứng ngấm nước thuốc. Ăn trứng và uống thuốc khi còn nóng.

Tác dụng: Bài thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, bổ khí huyết đặc biệt chữa đau bụng kinh rất hiệu quả.

3. Cá chép hầm ngải cứu, đậu xanh

Cách thực hiện: Cá chép kết hợp với đậu xanh và ngải cứu đem hấp cách thủy và dùng khi còn nóng có tác dụng tốt trong việc ôn kinh, bổ huyết chữa đau bụng kinh hiệu quả.

Công dụng: Sử dụng cá chép hầm ngải cứu, đậu xanh 2 lần/tuần giúp chứng đau bụng kinh được cải thiện.

4. Canh ngải cứu và thịt ba chỉ

Cách thực hiện: Một nắm ngải cứu rửa sạch, kết hợp với 200g thịt ba chỉ. Xào thịt sơ qua với một chút gia vị cho vừa miệng ăn. Sau đó, cho ngải cứu vào xào cung và thêm khoảng 1 bát nước thành canh. Đun nhỏ lửa cho sôi và để thêm 10 phút nữa. Ăn nóng với cơm và tốt nhất nên dùng hàng ngày giúp đau bụng kinh được cải thiện.

5. Trà ngải cứu

Cách thực hiện: Trước kỳ kinh 1 tuần, dùng ngải cứu phơi khô hãm với nước như nước trà và chia 3 lần để uống đều đặn trong ngày. Nếu bạn không có thời gian có thể dùng ngải cứu dạng bột hoặc cao bán sẵn có tác dụng khá tốt

Công dụng: Sử dụng mỗi ngày hai lần, các cơn đau bụng kinh của bạn sẽ được giảm bớt đáng kể.

6. Trứng gà xào ngải cứu

Đây là món ăn khá đơn giản và dễ làm, chị em có thể sử dụng để khắc phục tình trạng đau bụng kinh của mình.

Cách thực hiện: Ngải cứu thái nhỏ và mịn, đánh với trứng gà, thêm gia vị cho vừa miệng và sào ăn hàng ngày. Bạn sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt sắp tới của mình nhẹ nhàng hơn.

Một số mẹo vặt cần biết khi bị đau bụng kinh

Bên cạnh dùng ngải cứu, chị em cần biết một số mẹo vặt dưới đây giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh:

Chườm bụng: Chườm bằng chai hoặc túi nước nóng, tránh nước quá nóng sẽ gây bỏng, massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.

Xắt lát gừng, chườm bụng dưới 5 – 7 ơhút, gừng giúp làm dịu những cơn đau. Dán cao hay xoa dầu nóng giúp máu lưu thông một cách dễ dàng. Massage nhẹ nhàng vùng bụng giúp cơ bụng không bị co thắt đột ngột và giúp giảm đau

Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội, kéo dài thì nên đi khám bác sỹ và tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sỹ.

Sử dụng dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu): Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Xem thêm: Đau bụng kinh cần tránh những gì?

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn