Đau bụng kinh (đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt) là triệu chứng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ không những gây ra những cơn đau quằn quại mà còn ảnh hưởng tới tâm lý. Không phải chị em nào cũng bị đau bụng kinh nhưng nếu đã bị thì rất đau, quặn thắt ở vùng bụng khiến cơ thể rất khó chịu. Cùng trang bị cho mình những kiến thức về hiện tượng này và có phương pháp xử trí khi gặp tình trạng này nhé.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là tình trạng đau trong thời kì kinh nguyệt. Đau bụng kinh bắt đầu khoảng thời gian kinh nguyệt bắt đầu, các dấu hiệu thường kéo dài ít nhất 3 ngày. Những cơn đau là ở khung chậu hoặc bụng dưới kèm theo đó là một số triệu chứng khác như đau lưng, tiêu chảy, buồn nôn.
Với phụ nữ trẻ đau bụng kinh thường xảy ra mà không có vấn đề tiềm ẩn sức khỏe nhưng đối với phụ nữ lớn tuổi hơn đau bụng kinh thường là do một số vấn đề tiềm ẩn như u xơ tử cung, nội mạc trong tử cung, lạc nội mạc tử cung,…Tình trạng đau bụng kinh thường phổ biến ở những phụ nữ bị rong kinh, kinh nguyệt không đều, người có trọng lượng cơ thể thấp hoặc những người có kinh trước mười hai tuổi.
Đau bụng kinh ít xảy ra thường xuyên hơn ở những người tập thể dục thường xuyên và những người có con sớm. Đau bụng kinh ước tính xảy ra ở 20 – 90% phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đây là chứng rối loạn thường gặp nhất. Đau bụng kinh khiến chị em phụ nữ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo lắng mà nếu không điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em đặc biệt là sức khỏe sinh sản gây hiếm muộn vô sinh ở nữ giới.
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh là hiện tượng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ gây đau vùng bụng dưới, vùng thắt lưng bị đau trước trong và sau thời kỳ kinh nguyệt. Đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên:
Không do bệnh lý:
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp trong thời kỳ kinh nguyệt như ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng, uống ít nước,…là những nguyên nhân thường gặp
- Vận động mạnh: Khi phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt chạy nhảy hoặc làm việc nặng,… có thể gây ra đau bụng kinh. Vì vậy, trong thời kỳ này chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi hợp lý, giữ ấm cho cơ thể là những phương pháp tránh hiện tượng đau bụng kinh hiệu quả.
- Ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh
- Do di truyền: Một số chị em bị đau bụng kinh là do người mẹ trước đó cũng bị đau bụng kinh
- Do yếu tố nội tiết: Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có liên quan tới sự gia tăng của progesterone. Khi nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, tác động đến cơ tử cung nên thường gây đau bụng kinh.
- Yếu tố môi trường cũng là yếu tố gây ra tình trạng đau bụng kinh ở chị em phụ nữ
- Đau bụng kinh xuất hiện ở những người có kinh nguyệt lần đầu, do áp lực tâm lý quá lớn, ngồi lâu khiến tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông được, những người thích ăn đồ lạnh,… dẫn tới đau bụng kinh.
- Đặt vòng tránh thai có thể gây ra những cơn đau bụng kinh hành hạ bạn
- Do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài thường gây đau bụng kinh.
- Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt do đó gây ra hiện tượng đau bụng kinh
- Tử cung có cấu tạo bất thường như tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu kinh và gây ra đau bụng kinh nguyệt.
Đau bụng kinh do bệnh lý
Đau bụng kinh ở chị em phụ nữ còn bắt nguồn ở một số bệnh phụ khoa ví dụ như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
U xơ tử cung: Đây là khối u lành tính, thường có thể bị teo đi sau khi sinh hoặc khi bạn ở độ tuổi mãn kinh. Nhưng nếu bạn đang ở độ tuổi sinh sản mắc u xơ tử cung có thể gây ra triệu chứn khó chịu như đau bụng dưới dữ dội, tiểu rắt, táo bón, ra nhiều máu trong kỳ đèn đỏ khiến cơ thể rất mệt mỏi. Phụ nữ mang thai bị u xơ tử cung có thể gây nguy hiểm cho thai nhi như sảy thai, sinh non,…
Hẹp cổ tử cung: Bệnh gây nên có thể do bẩm sinh hoặc do cổ tử cung bị viêm, dính sau nạo hút thai,… Khi cổ tử cung hẹp trong ngày “đèn đỏ” thường xuất hiện những cơn đau bụng từ nhẹ tới nặng. Người bệnh có thể bị chậm kinh hoặc khó có thai do tinh trùng bị cản trở không thể di chuyển vào buồng tử cung.
Viêm vòi trứng: Viêm do u nang buồng trứng hoặc accs chứng viêm nhiễm khác. Trong thời kỳ rụng trứng bệnh khiến trứng khó di chuyển qua vòi trứng gây nên những cơn đau bụng kinh.
Ung thư cổ tử cung: Bệnh gây ra các triệu chứng như đau vùng chậu, vùng dưới rốn thỉnh thoảng đau bụng kinh dữ dội, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo bất thường, đau mỗi khi giao hợp.
Viêm vùng chậu mạn tính: Triệu chứng gây đau bụng dữ dội trong kì “đèn đỏ”, bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc có thể do u nang bị nhiễm trùng.
Lạc nội mạc tử cung: Một số người khi mắc bệnh này sẽ không có biểu hiện gì khác lạ, một số người thì lại phải đối mặt với cơn đau bụng kinh dữ dội đi kèm cùng các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, chân tay run rẩy…
Xem thêm:
Giảm đau bụng kinh bằng chế độ ăn uống
Khi bị đau bụng kinh một chế độ ăn uống phù hợp giúp bạn cải thiện tình trạng và giảm đau hiệu quả. Vậy chế độ ăn như thế nào? Dưới đây là những thực phẩm nên sử dụng để cải thiện tình trạng:
- Chọn thực phẩm dễ tiêu, nhiều vitamin A hoặc chất xơ, các loại rau xanh như súp lơ, cải bắp, các loại trái cây,… Thực đơn hàng ngày nên ưu tiên những thực phẩm có tính ấm như trứng gà, thịt dê, mộc nhĩ, gừng, thịt lợn,…
- Tránh thực phẩm, gia vị có tính axit, lạnh, cay
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày (2 lít/ngày), nước giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và giảm triệu chứng đau bụng kinh.
- Tránh xa chất kích thích như rượu bia, cà phê, chè, thuốc lá,…
- Có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập thường xuyên, tập thể dục thể thao hợp lý giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
- Tránh làm việc nặng hoặc ngồi lâu một chỗ, thay vào đó bạn nên có những bài tập hàng ngày như yoga nhẹ nhàng giúp lưu thông máu và cải thiện sức khỏe.
- Nước ấm pha thêm muối khi tắm hoặc vệ sinh vùng kín giúp thư giãn cơ bắp, giảm tình trạng đau bụng kinh
- Tinh thần có vai trò quan trọng, cần giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ
Phương pháp chữa đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
Chườm ấm dưới bụng
Khi bị đau bụng kinh, chị em có thể lấy một ít nước ấm cho vào bình thủy tinh hoặc bình cao su sau đó chườm lên vùng bụng dưới. Lưu ý, tránh dùng nước quá nóng có thể gây bỏng. Đây là phương pháp giảm đau hiệu quả trong những ngày “đèn đỏ” vì nước ấm khiến tử cung co thắt nhịp nhàng, khí huyết lưu thông dễ dàng làm các cơn đau dịu lại.
Tắm nước ấm
Nhiệt giúp cơ thể giảm đau bụng kinh, bên cạnh đó tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn về thể chất và tinh thần. Bạn đổ nước ấm đầy bồn, thêm chút muối, 2 – 3 thìa gừng giã nhỏ giúp bạn thư giãn hiệu quả.
Để tăng hiệu quả giảm đau bạn có thể nhỏ vào bồn tắm một số loại tinh dầu như oải hương, khuynh diệp,…
Massage bụng
Massage nhẹ nhàng giúp cơn đau bụng của bạn giãn ra, giảm sự co thắt đột ngột (đây là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh). Cách thực hiện như sau:
- Đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng và bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữ của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại phía trên. Lặp lại 20-30 lần.
- Áp bàn tay vào lưng, phía dưới xương sườn. Bắt đầu di chuyển bàn tay xuống dưới, kèm theo chút ấn nhẹ, cho tới khi bạn tới vị trí xương cụt. Lặp lại khoảng 30 lần.
- Xoa phần bụng dưới bằng cả 2 tay khoảng 30 lần.
- Xoa bóp bụng bằng nắm tay trong khoảng 30 giây.
Để massage có tác dụng tốt hơn bạn có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu kể trên.
Ngủ đúng giờ và ngon giấc
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, với một giấc ngủ ngon trong những ngày “đèn đỏ” giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Nhưng thật không dễ dàng để có một giấc ngủ ngon trong những ngày này, gợi ý cho bạn nên nằm ngủ theo tư thế bào thai, như khi bạn còn trong bụng mẹ. Tư thế này giúp giãn cơ quanh bụng và giảm đau. Hơn thế, hai chân bạn co lại và vì vậy, có thể giảm nguy cơ máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp bạn tránh được cảm giác đầy hơi, chướng bụng. Lưu ý, thay vì uống nước lạnh bạn nên uống nước ấm hoặc nóng. Trường hợp bạn không thích uống nước thử ăn trái cây và rau như dưa chuột, xà lách, dưa hấu, lê,…
Gia vị, thảo mộc
Một số loại gia vị hoặc thảo mộc có tác dụng rất tốt trong những ngày bạn bị đau bụng kinh chẳng hạn như:
- Hạt thì là: Hạt thì là thực sự có tác dụng giảm đau bụng kinh nhưng chúng làm cho máu kinh ra nhiều hơn. Vì vậy, bạn không nên dùng hạt thì là trong bữa tối.
- Gừng: Ngược lại, gừng có tác dụng giảm ra máu. Nó có thể cải thiện tâm trạng và làm các triệu chứng về mặt thể chất dịu hơn.
- Quế: Loại gia vị phổ biến này có tác dụng giảm đau, giúp bạn mất ít máu hơn và loại bỏ cảm giác buồn nôn.
Gừng có tác dụng giảm đau khi bị đau bụng kinh
Tập thể dục
Nhiều chị em có suy nghĩ tới phòng tập trong ngày đèn đỏ là có hại. Tuy nhiên, việc tập luyện sẽ giúp tăng hàm lượng endorphins trong cơ thể, làm dịu cảm giác đau, cải thiện tâm trạng và kích thích đốt cháy prostaglandin.
Theo các chuyên gia, một số môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, tập yoga, trượt băng là lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, tập luyện còn giúp cơ thể khỏe mạnh, cân đối, trái tim khỏe mạnh.
Chữa đau bụng kinh từ bài thuốc trứng gà và ngải cứu
Bài thuốc trứng gà và ngải cứu không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng hiệu quả trong việc chữa đau bụng kinh cho chị em khi đến ngày “đèn đỏ”.
Cách làm như sau:
Trứng gà luộc chín, để nguội bóc sạch vỏ, ngải cứu rửa sạch. Sau đó, cho cả ngải cứu và trứng gà vào nồi nước đun và cho thêm gia vị đến khi chín gần cạn hết nước đem ra thưởng thức.
Nhiều chị em cứ tới kỳ kinh nguyệt là bị đau bụng kinh mà khi sử dụng những mẹo dân gian đều không có hiệu quả. Chị em có thể sử dụng giải pháp an toàn và hiệu quả có nguồn gốc từ thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”
Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY
Ý kiến của bạn