Đau bụng kinh uống Efferalgan có được không?

 “Đau bụng kinh uống efferalgan có được không?” là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian gần đấy. Chính vì thế ở bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn đi tìm lời đáp cho câu hỏi này.

Đau bụng kinh uống Efferalgan có được không? 1

Đau bụng kinh uống Efferalgan có được không? (Ảnh minh họa)

Thuốc Efferalgan là gì?

Efferalgan chứa paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen), có dạng viên nén sủi bọt. Efferalgan thường được dùng để giảm đau mức độ nhẹ đến vừa và dùng để giảm sốt.

Tại Việt Nam, Efferalgan có nhiều dòng khác nhau như Efferalgan 500mg, Efferalgan 80mg, Efferalgan Paracetamol®, Efferalgan Codein®, Efferalgan Vitamin C®.

Loại thuốc này không có tác dụng kháng viêm hoặc kháng kết tập tiểu cầu và nó cũng không thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid.

Đau bụng kinh uống Efferalgan có được không?

Do Efferalgan có tác dụng giảm đau nên nhiều bạn nữ thường sử dụng loại thuốc này như một phương pháp giúp giảm đau trong những ngày hành kinh. Về cơ bản, nếu dùng đúng liều lượng và đúng chỉ định, Efferalgan không ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản hoặc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc và sử dụng kéo dài có thể sẽ khiến cơ thể thiếu máu do thuốc làm phá hủy chất bảo vệ hồng cầu Gluthation. Và cũng như bất kì các loại thuốc nào khác, Efferagal cũng gây ra nhữn tác dụng phụ không mong muốn, thường gặp nhất chính là:

  • Thuốc giảm đau gây nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày, làm viêm loét/kích ứng dạ dày, độc cho gan, vv
  • Lạm dụng, thuốc có thể làm mỏng nội mạc tử cung
  • Dùng giảm đau thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mỡ máu, vv
  • Lạm dụng giảm đau lâu dài có thể khiến cơ thể nhờn thuốc, khiến việc sử dụng thuốc không còn hiệu quả nữa
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Đau bụng trên
  • Nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét
  • Vàng da

Bên cạnh đó, Efferalgan cũng chống chỉ định với những người quá mẫn cảm với Efferalgan. Nhiều trường hợp bị dị ứng với các biểu hiện phát ban ngoài da, mè đay, suy tế bào.

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên chúng ta không nên dùng các loại thuốc giảm đau để điều trị đau bụng kinh vì nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Nếu việc sử dụng là cần thiết, cần phải có sự chỉ định cũng như thăm khám của bác sĩ, sử dụng thuốc phải đúng liều lượng theo chỉ định.

Tìm hiểu thêm về thuốc chữa đau bụng kinh tại bài viết: Đau bụng kinh uống thuốc gì?

Để giảm đau bụng kinh, chúng ta nên làm gì?

  • Sử dụng một túi chườm ấm lên bụng để giảm bớt cường độ của cơn đau
  • Không nên lao động nặng trong những ngày “đèn đỏ”
  • Không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, các đồ ăn có tính hàn trong thời gian kinh nguyệt vì nó có thể làm tăng triệu chứng đau bụng kinh
  • Mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng dưới cũng là một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh.

Ngoài ra, để trị đau bụng kinh các bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có thành phần từ cây Vitex. Cây Vitex đã được chứng minh là có tác dụng hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt và làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (bao gồm có đau bụng kinh). Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp độc đáo của estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt, an toàn lâu dài cho phụ nữ.

Trong trường hợp bị đau bụng kinh kèm các triệu chứng dưới đây, chị em cần đi khám bác sĩ vì lúc này đau bụng kinh có thể là triệu chứng của một vấn đề nghiêm trọng khác:

  • Đau bụng nhiều, dữ đội
  • Vẫn cảm thấy đau bụng khi chu kì kinh đã kết thúc
  • Ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu nhiều hơn và lâu hơn thường lệ
  • Có chảy dịch bất thường từ âm đạo đặc biệt khi dịch dính và có mùi hôi
  • Sốt

Tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống giúp giảm đau bụng kinh tại bài viết: Ăn gì giảm đau bụng kinh nhanh nhất hoặc tham khảo thêm bài viết: Đau bụng kinh làm sao hết – 8 cách chữa đau bụng kinh an toàn tại nhà

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn