Những dấu hiệu của bệnh tâm thần hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm, một trong số đó là các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: trầm cảm, tâm thần hoang tưởng, suy giảm trí nhớ, vv. Trong đó tâm thần hoang tưởng là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh tâm thần hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh.

Những dấu hiệu của bệnh tâm thần hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh 1

Bệnh hoang tưởng là gì?

Bệnh hoang tưởng có tên tiếng anh là Paranoid Personality Disorder, đây là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng. Quá trình hình thành nên chứng tâm thần hoang tưởng rất phức tạp, nó có liên quan mật thiết đến các rối loạn tâm thần. Bệnh gây biến đổi nhân cách của người mắc và ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tâm thần khác.

Khi mắc chứng tâm thần hoang tưởng, nhiều sự việc không có thật nhưng người mắc lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai lệch này nặng nề đến mức bạn không thể giải thích bằng các lập luận lý lẽ hay bằng chứng cứ được.

Có nhiều loại hoang tưởng khác nhau, trong đó các loại hoang tưởng thường gặp là:

  • Hoang tưởng bị truy hại (chiếm khoảng 68,63%)
  • Hoang tưởng bị chi phối (chiếm 50%)
  • Hoang tưởng bị kiểm soát (chiếm 30,395%)
  • Ảo giác chủ yếu là ảo thanh (chiếm đến 86,6%).

Bệnh hoang tưởng cần phải được điều trị. Tùy vào thể trạng cùng mức độ bệnh mà phương pháp điều trị cũng như thời gian điều trị ngắn hay dài. Việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu người bệnh nhận thức được vấn đề mà mình đang gặp phải và sẵn sàng đối diện với nó.

Bệnh hoang tưởng là gì? 1

Bệnh hoang tưởng là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (Ảnh minh họa)

Những triệu chứng của bệnh tâm thần hoang tưởng

  • Ảo tưởng

Ảo tưởng là triệu chứng phố biến nhất của bệnh tâm thần hoang tưởng. Đây là những ý nghĩ sai lầm, không phù hợp với thực tế, do bệnh tâm thần gây ra nhưng bệnh nhân lại cho là hoàn toàn đúng, không thể giải thích hay phê phán được. Nội dung ảo tưởng của bệnh nhân rất đa dạng, nhưng thường gặp nhất là:

Hoang tưởng bị  hại. Bệnh nhân luôn nghĩ rằng có người muốn hãm hại mình, có thể là hàng xóm hoặc người thân trong gia đình

Hoang tưởng tự cao. Bệnh nhân nghĩ rằng mình là người nổi tiếng, nghĩ rằng mình là tướng chỉ huy quân đội mặc dù chưa từng đi bộ đội hoặc nghĩ rằng mình có thể chữa những bệnh hiểm nghèo như ung thư dù không học ngành y,…

Hoang tưởng bị chi phối. Bệnh nhân nghĩ rằng có một thế lực vô hình nào đó đang kiểm soát mọi suy nghĩ hay hành động của mình

Bệnh nhân sẽ phản ứng tùy vào những hoang tưởng của mình, ví dụ không chịu ăn cơm chung với gia đình và tự nấu ăn nếu nghi có ai tìm cách đầu độc mình.

Những triệu chứng của bệnh tâm thần hoang tưởng 1

Ảo tưởng là triệu chứng phố biến nhất của bệnh tâm thần hoang tưởng (Ảnh minh họa)

  • Ảo thanh

Triệu chứng đáng quan tâm nhất mà bác sĩ thường chẩn đoán là ảo thanh bình phẩm hay ảo thanh. Nghĩa là bệnh nhân luôn nghe thấy có tiếng nói chuyện trong đầu hoặc tiếng nói từ trong bụng phát ra. Những âm thanh đó có khi là những bình phẩm về bệnh nhân, có khi lại phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí tiếng nói đó còn ra lệnh, bắt ép bệnh nhân phải làm theo việc này, việc kia

  • Rối loạn suy nghĩ

Biểu hiện bên ngoài của triệu chứng này là lời nói của bệnh nhân khó hiểu, đag nói bỗng đột ngột ngưng lại rồi mới nói tiếp chủ đề cũ hoặc nói sang chuyện khác. Đôi khi bệnh nhân nói lung tung đến nỗi người nghe không hiểu gì.

  • Rối loạn hành vi

Bệnh nhân có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các đồ vật bỏ đi, nói cười một mình.

  • Rối loạn về cảm xúc

Bệnh nhân có thể có cảm giác 2 chiều vừa yêu vừa ghét hay những cảm xúc trái ngược như người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người lạ lại thấy tin tưởng, quý mến; đi đám giỗ thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.

  • Rối loạn giấc ngủ

Khi mắc bệnh hoang tưởng, một số bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ, ngủ ít hoặc ngủ đảo giấc (ngày thức đêm ngủ). Có những trường hợp mất ngủ dẫn đến không muốn ăn uống hay hoạt động, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.

Cũng có trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng này.

  • Không nhận thức được rằng bản thân mình đang bị bệnh

Nhiều người mắc bệnh hoang tưởng không nghĩ rằng mình bị bệnh, do đó họ sẽ từ chối việc đi đến bác sĩ để chữa bệnh.

Nhiều bệnh nhân tâm thần hoang tưởng không nhận thức được bệnh của mình và từ chối điều trị (Ảnh minh họa)

Nhiều bệnh nhân tâm thần hoang tưởng không nhận thức được bệnh của mình và từ chối điều trị (Ảnh minh họa)

Vì sao tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh dễ mắc bệnh hoang tưởng?

Bệnh hoang tưởng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau như: nguyên nhân thực thể (do tổn thương tổ chức não, do mắc các bệnh ảnh hưởng đến hoạt động não), do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm thần bệnh lý (các dị tật bẩm sinh, thiếu sót về hình thành nhân cách).

Bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phụ nữ gặp nhiều sự bất ổn do sự thay đổi và sụt giảm của hormone estrogen. Đây là hormone do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng tiết ra. Hormone này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, phát triển cơ quan sinh dục và hoạt động sinh dục ở nữ giới, nó kiểm soát phần lớn sức khỏe – sắc đẹp – sinh lý của người phụ nữ.

Khi hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bị suy yếu hay không hoạt động, nó gây nên tình trạng rối loạn hormone, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Tạo điều kiện cho bệnh tâm thần hoang tưởng phát sinh.

Ngoài ra, có một số nhân tố thuận lợi khác làm cho bệnh hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phát sinh đó là.

  • Các nguyên nhân tâm lý
  • Nhân tố di truyền (tiền sử gia đình có người bị tâm thần phân liệt)
  • Mắc các bệnh tự miễn hoặc viêm
  • Cha lớn tuổi
  • Một số biến chứng khi sinh, chẳng hạn như suy dinh dưỡng hoặc tiếp xúc với chất độc hay virus có thể tác động đến sự phát triển của não;
  • Dùng thuốc hướng thần (thần kinh hoặc tâm thần) trong độ tuổi thiếu niên và thanh niên.
Vì sao tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh dễ mắc bệnh hoang tưởng? 1

Tình trạng rối loạn hormone ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Tạo điều kiện cho bệnh tâm thần hoang tưởng tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phát sinh (Ảnh minh họa)

Điều trị bệnh hoang tưởng

Rối loạn tâm thần hoang tưởng là một bệnh rất khó điều trị. Việc điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau

  • Liệu pháp hóa dược. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như biểu hiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc. Gia đình phải đảm bảo việc uống thuốc đúng giờ giấc và không được tự ý ngưng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này giúp xác lập niềm tin cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về bệnh của mình. Tâm lý trị liệu có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giúp bệnh nhân cải thiện kỹ năng giao tiếp, mối quan hệ, khả năng làm việc và động lực để theo kế hoạch điều trị.
  • Yếu tố gia đình. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc cũng như nhắc nhở người bệnh uốn g thuốc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị.

Khám điều trị bệnh hoang tưởng ở đâu?

Dưới đây là một số địa chỉ khám và điều trị rối loạn hoang tưởng ở Hà Nội.

Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78, Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng – Đống Đa – Hà Nội

Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Tâm Thần Trung ương

Địa chỉ: Hoà Bình – Thường Tín – Hà Nội.

Bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phụ nữ hãy tự chủ động tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe của mình.

Về tâm sinh lý, cần tạo cho bản thân một môi trường sống vui tươi, thoải mái, xây dựng một kế hoạch làm việc khoa học để tránh xa stress, căng thẳng, tạo điều kiện thuận lợi để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.

Về chế độ dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Giảm ăn chất béo, đặc biệt là chất béo có nguồn gốc động vật; giảm ăn muối. Không hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất kích thích. Uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày

Về việc tập luyện, hãy tập luyện thường xuyên bởi thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ vận động thường xuyên sẽ ít phải đối mặt với các triệu chứng thời kì tiền mãn kinh, mãn kinh hơn so với những phụ nữ khác.

Bảo vệ sức khỏe tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh 1

Tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe hàng đầu (Ảnh minh họa)

Sử dụng các sản phẩm bổ sung hormone tự nhiên. Sự thay đổi hormone là nguyên nhân gây ra hàng loạt các thay đổi tâm sinh lý cũng như sức khỏe phái nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Vậy nên việc bổ sung hormone thời kì này là việc làm cần thiết. Việc bổ sung hormone estrogen từ thực vật là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay bởi cơ chế tác dụng của chúng như estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng lại có nguồn gốc từ tự nhiên, cụ thể là isoflavone từ hạt đậu tương. Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo, phytoestrogen không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như HRT.

H-Regulator là thuốc được sản xuất tại Australia tuân theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt tại Australia, sản phẩm có vai trò như là một sự thay thế tự nhiên an toàn cho liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ đang bị các triệu chứng liên quan đến mãn kinh.

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa bệnh hoang tưởng. Tuy nhiên việc điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng trước khi quá muộn. Nếu có bất kì dấu hiệu nào ở trên hoặc bất kì thắc mắc nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn