Gần đây có nhiều thông tin cho rằng sử dụng đậu nành có thể gây ra nhiều tác hại, nó còn có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. TS.BS Trần Bá Thoại, chuyên gia về lãnh vực Nội tiết & Chuyển hóa sẽ cho chúng ta những thông tin về món ăn quen thuộc này.
Đậu nành có giá trị dinh dưỡng rất cao
Các món ăn từ đậu nành từ lâu đã là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Á Đông, từ đậu nành có thể chế biến rất nhiều món ăn đa dạng, có giá trị dinh dưỡng cao như: dầu đậu nành, ủ men làm tương, đậu phụ, sữa đậu nành, tàu hũ, sữa chua, tinh chất đậu nành, vv.
Theo bảng Thành phần dinh dưỡng, trong 100 gam đậu nành có 400 kcalo, 13.1 g nước, 34 g chất đạm, 18.4 g chất béo, 24.6 g chất bột, 4.5 g chất xơ, nhiều vitamin A, B1, B2, D, E.. muối khoáng Natri, Calci, Sắt, Magie, Phospho, các Isoflavones, sáp nhựa..
Tùy theo thể trọng cơ thể, người bình thường mỗi kg thể trọng cần khoảng 1-1.5 gam chất đạm, 3-4 gam chất béo và 6-12 gam chất bột đường. Chiếu theo nhu cầu này, đậu nành rõ ràng là một loại thức phẩm lý tưởng. Nhiều vị sư sãi tu hành, quanh năm uống sữa đậu nành, ăn tương chao sức khỏe vẫn ổn định bình thường.
Những vấn đề “bàn cãi” quanh chuyện tốt xấu của đậu nành
Khả năng gây dị ứng
Các chất gây ra dị ứng thường có cấu trúc phân tử lớn và thường là các protein. Đậu tương có nhiều đạm nên nằm trong số 8 thực phẩm dễ gây dị ứng trong y văn thế giới và nó cũng nằm trong danh sách 5 loại thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ em.
Khi bị dị ứng đậu nành sẽ có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: phát ban, đau bụng, ngứa, tiêu chảy, ói mửa, chóng mắt, trường hợp nặng có thể mất ý thức, tụt huyết áp, khó thở.
Để người tiêu dùng tránh dị ứng, năm 2014 Hoa Kỳ đã có Đạo luật Thực phẩm chất gây dị ứng (FALCPA), theo đó thực phẩm phải được dán nhãn thành phần của 8 chất gây dị ứng phổ biến nhất: sữa, trứng, cá, động vật có vỏ, hạt cây, lúa mì, đậu phộng và đậu nành.
Làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng
Trong đậu nành có 50-80% lượng phốt-pho giống như các loại thực vật khác, chúng tồ n tại dưới dạng muối phytate của acid phytic rất khó tiêu hóa và hấp thu. Do đó phốt-pho hữu dụng lấy từ thực vật là rất thấp. Ngoài ra acid phytic còn tạo liên kết chặt chẽ với các khoáng kim loại, axit amin, protein, tinh bột…làm giảm khả năng tiêu hóa của các dưỡng chất này.
Vì thế khi dùng các chế phẩm từ đậu nành, các nhà dinh dưỡng khuyên rằng nên cho thêm các chất khoáng như phốt-pho.
Nguy cơ “nữ hóa”, giảm sinh dục nam?
Hội thảo khoa học Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới diễn ra ở TP.HCM, các nhà khoa học cho biết rằng:
Đậu nành tuy giàu isoflavone – một hợp chất được mệnh danh là phytoestrogen có khả năng hoạt động nhu estrogen nội sinh trong cơ thể nhưng isoflavone không có tác dụng nữ hóa và không làm giảm sinh dục nam.
Chống loãng xương
Protein trong đậu nành là một nguồn giúp xương chắc khỏe, tránh loãng xương rất tốt. Phụ nữ sau mãn kinh đều được khuyên nên dùng thêm các sản phẩm từ đậu nành để giúp bảo vệ sức khỏe của xương.
Gây ra bướu giáp?
Một số loại rau quả có chứa gốc cyanua, thiocyanate có thể ức chế sự hấp thu i-ốt, chất tối thiểu cần để phòng chống bướu cổ. Do đó, những chất cản hấp thu i-ốt được gọi là chất sinh bướu giáp (goitrogen).
Các khoa học gia đã khẳng định rằng “đậu nành không hoặc có quá ít các chất sinh bướu” nên chúng ta yên tâm khi dùng các thức ăn có đậu nành.
Ức chế tế bào ung thư
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới dùng nhiều đậu nành giúp giảm 25% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt so với người ít dùng và đậu nành giúp giảm làm giảm tỷ lệ tử vong nếu ăn đậu nành sau khi bị chấn đoán ung thư vú.
Trong đậu nành chứa nhiều enistein, acid béo omega 3 và omega 6. Đây đều là những chất chống oxy hóa có tác dụng chống lão hóa và ức chế sự khởi phát của tế bào ung thư.
Không tốt cho người bệnh gút?
Quá nhiều axit uric lắng đọng trong các khớp sẽ gây ra bệnh gút. Ăn các thực phẩm nhiều purine làm tăng nồng độ axit uric sẽ có nguy cơ bệnh bệnh gút cao. Vậy nên thịt đỏ, nội tạng, đồ hải sản là những thực phẩm từng được khuyến cáo không nên dùng nhiều.
Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc đại học NUS, Singapore đã kiểm tra chế độ ăn của 63.000 người trên 40 tuổi tại Trung Quốc, họ nhận thấy rằng việc ăn các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ (có hàm lượng protein cao) không làm tăng nồng độ axit uric trong máu, và nghiên cứu này đã bác bỏ thông tin sai lạc trước đây.
Vấn đề đậu nành chuyển gen GMO
Nhằm tăng năng suất, đậu nành đã được biến đổi gen nhằm cải biến di truyền (GMO). 80% lượng đậu nành tròng phục vụ thương mại ở Mỹ là loại biến đổi gen GMO. Nhiều tranh luận về độ an toàn của đậu nành biến đổi gen đã nổ ra. Cuối cùng, chuyên viên kinh tế Paul Collier, ĐH Oxford đã phát biểu:
Biến đổi gen tương tự như điện hạt nhân: Không ai thích nó cả nhưng con người buộc phải chấp nhận nó vì tình thế đã thay đổi.
vGS.TS Bùi Minh Đức, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tếcũng khẳng định rằng:
Sử dụng thực phẩm biến đổi gen là tất yếu đối với loài người trong tương lai gần.
Đôi điều bàn luận
Một loại thực phẩm tốt hay xấu, độc hay hại cần phải được chứng minh rõ ràng: Do chất gì? Liều lượn gra sao? Ăn bào lâu? Và do cơ chế nào?
Theo tôi, đã quá đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng Đậu nành là một thực phẩm tốt có giá trị dinh dưỡng cao, nên sử dụng – TS.BS Trần Bá Thoại nói.
Tác dụng của isoflavone trong đậu nành với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Tác dụng với các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh
Isoflavone đậu nành đã được nghiên cứu thăm dò trên lâm sàng và thu được nhiều kết quả có lợi trên các triệu chứng vận mạch ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.
- Về hiện tượng bốc hỏa đổ mồ hôi đêm, nhóm điều trị bằng isoflavone số lần thức giấc trong đêm là 1,52 lần/đêm, còn ở nhóm điều trị bằng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc khoảng 1,89 lần.
- Những phụ nữ sử dụng đậu nành thường xuyên khi bước vào tuổi mãn kinh có triệu chứng (khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, số lần bốc hỏa, vv) giảm rõ rệt so với nhóm phụ nữ không thường dùng hoặc dùng ít.
- Uống đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1
- Isoflavone đậu nành có giúp phòng chống loãng xương, một vấn đề sức khỏe mà phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh phải đối mặt.
Ưu điểm lớn nhất của isoflavone đậu nành là không gây tác dụng phụ nào tại màng trong tử cung, cũng không gây ra các rối loạn vú hay các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, hiện nay isoflavone đậu nành được đề nghị thay cho liệu pháp thay thế hormone để điều trị mãn kinh hoặc chữa mãn kinh sớm.
Những công dụng và ưu điểm này của isoflavone đã mang lại lợi ích hiển nhiên giúp nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.
Ý kiến của bạn