Bạn thường xuyên cảm thấy căng đau ngực, đau bụng, đau lưng, dễ cáu gắt, mệt mỏi và rất nhiều các thay đổi bất thường khác trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt? Vậy thì bạn nằm trong số hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi hành kinh mắc hội chứng tiền kinh nguyệt. Hội chứng này được gọi dưới cái tên khoa học là Premenstrual Syndrome (PMS)
Nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt cũng phức tạp như chính bản thân người phụ nữ. Tuy nhiên, các bác sĩ đã đưa ra một số giả thuyết về yếu tố góp phần gây nên hội chứng này:
- Nội tiết tố nữ: Trong thời gian hành kinh, buồng trứng – “nhà máy sản xuất” ra 2 nội tiết tố (estrogen và progesteron) tương đối “an nhàn”. Bởi lúc này nhà máy không còn sản sinh ra một chút progesteron nào cả, đồng thời lượng estrogen cũng giảm đi đáng kể (giống như chúng ta nghỉ ngơi ngày chủ nhật thì “nhà máy” lại nghỉ ngơi ngày “đèn đỏ”). Ta biết rằng estrogen làm giữ nước còn progesteron xoa dịu bằng sự ức chế hoạt động của prostaglandin. Nên khi progesteron đi vắng, protaglandin tha hồ “quậy”. Nó làm co thắt tử cung (để tống máu kinh ra ngoài), co thắt cả các cơ trên nên mạch máu cũng bị ảnh hưởng (nhức đầu, chóng mặt), ruột (đầy hơi, tiêu chảy), đau lưng, đau bụng.
- Do thay đổi hóa chất serotonin ở não bộ: Biến động của serotonin – một hóa chất não được cho là đóng vai trò quan trọng ở các bang tâm trạng. Trong thời gian hành kinh, lượng serotonin không đủ có thể góp phần làm trầm cảm tiền kinh nguyệt, cũng như mệt mỏi, thèm ăn và các vấn đề ngủ.
- Một số nguyên nhân khác như gia đình bạn có tiền sử bệnh trầm cảm, bạn ít vận động cơ thể, dinh dưỡng kém (thiếu sinh tố E, B6, thiếu vài khoáng chất như magnesium, manganese)…
Cần làm gì để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt?
Có vẻ khó khăn để kiểm soát cảm xúc của bạn khi bạn bị hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng có nhiều cách có thể làm để bạn cảm thấy tốt hơn:
-
Sử dụng thuốc an thần, giảm đau do bác sĩ kê đơn, tuy nhiên cách này có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe, không thể sử dụng lâu dài (Các loại thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,…)
-
Sử dụng các liệu pháp tâm lý giúp kiểm soát stress, tăng cường sức khỏe (yoga, thể dục nhẹ nhàng, xoa bóp…). Việc tập thể dục đều đặn không chỉ làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, mà còn giúp bạn chống lại mệt mỏi.
-
Kết hợp ăn một chế độ ăn khoa học – giảm lượng muối, cà phê, đường, rượu và chuyển sang những thức ăn lành mạnh hơn như cá, gà, đậu, các loại hạt, mì sợi, trái cây, rau và ngũ cốc
-
Trong thời kỳ “đèn đỏ”, việc quan hệ cũng giúp cân bằng được tâm trạng, tránh và giảm được stress. Tuy nhiên, nên tránh quan hệ vào những ngày đầu “đèn đỏ, quan hệ cần chú ý nhẹ nhàng, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng bao cao su (không áp dụng cho các bạn nhỏ dưới 18 tuổi).
-
Thử những liệu pháp hỗ trợ: Canxi và vitamin D3,5 có thể giúp làm giảm cả triệu chứng thể chất và cảm xúc của hội chứng tiền kinh nguyệt; một số phụ nữ thấy đau vùng ngực có thể làm dịu bằng cách xoa dầu hoa anh thảo vào buổi tối, PMH-Regulator cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, giảm sưng nề căng đau ngực cùng các biểu hiện khó chịu như dễ kích thích, đau đầu.
Tóm lại, không có một công thức chung triệt để nào cho tất cả phụ nữ bởi cấu tạo sinh học và triệu chứng của mỗi người là khác nhau. Để tìm được cách tiếp cận phù hợp đối với hội chứng tiền kinh nguyệt đôi khi cần một chút thời gian, bạn có thể áp dụng 1 cách nhưng đôi khi cũng cần áp dụng kết hợp các cách lại với nhau. Nếu như sau khi áp dụng các phương pháp này mà triệu chứng vẫn còn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ý kiến của bạn