Isoflavone đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ được điều trị bằng Tamoxifen

Được tìm thấy chủ yếu trong đậu nành, isoflavone đã được chứng minh là chất chống ung thư trong chế độ ăn uống. Các isoflavone chính là daidzein, genistein và glycetin lần lượt chiếm 40%, 50% và 10% trong đậu nành

Lượng đậu nành tiêu thụ cao ở nhiều nước châu Á, nơi tỷ lệ mắc ung thư vú thấp hơn so với các nước phương Tây. Các nghiên cứu quan sát về di cư đã chỉ ra rằng sau nhiều thế hệ kế tiếp, khi chế độ ăn được “Tây hóa” thì tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ châu Á trở nên tương tự như phụ nữ phương Tây. Những quan sát này cho thấy rằng sự khác biệt về tỷ lệ mắc ung thư vú giữa phụ nữ phương Tây và phương Đông chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lối sống và chế độ ăn uống hơn là do di truyền.

Isoflavone đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ được điều trị bằng Tamoxifen 1

 

  •         Isoflavone có cấu trúc tương tự như 17β-estradiol – một estrogen nội sinh chính của cơ thể, do đó isoflavone có thể cạnh tranh để liên kết với các thụ thể estrogen (ER) ở vú và kích thích tăng sinh tế bào. Tuy nhiên, isoflavone chỉ thể hiện hoạt tính estrogen yếu, chỉ bằng 10-4 so với 17β-estradiol. Mặt khác, tùy thuộc vào nồng độ estrogen, isoflavone có thể hoạt động như chất đối kháng ER khi nồng độ estrogen cao hoặc như chất chủ vận ER khi nồng độ estrogen nội sinh thấp.
  •         Isoflavone cũng hoạt động độc lập với ER với các đặc tính chống tăng sinh, chống oxy hóa và chống viêm. Hơn nữa, có sự khác biệt lớn giữa các cá thể trong quá trình chuyển hóa isoflavone, điều này chủ yếu phụ thuộc vào hệ vi khuẩn đường ruột và đa hình di truyền (ví dụ: gen cytochrome p450 , NQO1 ), Vì vậy, cơ chế và vai trò của đậu nành đối với ung thư vú vẫn chưa được giải quyết.

Người ta chưa biết nhiều về tác động của việc tiêu thụ đậu nành ở những người sống sót sau ung thư vú. Một số nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh mối quan hệ nghịch đảo giữa việc tiêu thụ đậu nành và nguy cơ ung thư vú, một số nghiên cứu khác lại cho thấy nguy cơ gia tăng hoặc không có tác dụng. 

Phụ nữ sau mãn kinh có thể dùng thực phẩm bổ sung làm từ đậu nành như một giải pháp thay thế cho liệu pháp thay thế hormone vì chúng là nguồn cung cấp estrogen ngoại sinh tự nhiên. Mặc dù cần có nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra khuyến nghị về việc ăn đậu nành một cách an toàn cho những người sống sót sau ung thư vú, nhưng việc sử dụng isoflavone đậu nành tinh khiết đang được khuyên dùng cho những người sống sót sau ung thư vú để ngăn ngừa tái phát . Điều này được cộng đồng quan tâm đáng kể vì sau khi được chẩn đoán ung thư vú, phụ nữ thường thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và sử dụng các liệu pháp thay thế để cải thiện tiên lượng của họ

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu điều tra xem liệu việc tiêu thụ đậu nành có liên quan đến nguy cơ tái phát ở một nhóm người sống sót sau ung thư vú trong Nghiên cứu Dịch tễ học Cuộc sống sau Ung thư (LACE) hay không?

Mục tiêu

Nghiên cứu này xem xét vai trò của việc sử dụng isoflavone đậu nành và nguy cơ tái phát ung thư vú theo tình trạng thụ thể hormone, tình trạng mãn kinh và liệu pháp tamoxifen.

Đối tượng tham gia nghiên cứu:

2,614 bệnh nhân với thời gian theo dõi triển vọng trong 6,31 năm

Tiêu chuẩn:

  • Tuổi 18-79 tại thời điểm chẩn đoán ung thư vú
  • Chẩn đoán ung thư vú tiên phát giai đoạn I > 1cm; II hoặc III A trong vòng 39 tháng khi tham gia vào NC
  • Không có ung thư nào khác trong vòng 5 năm tham gia NC
  • Hoàn thành điều trị bên cạnh liệu pháp hormone bổ trợ

Kết quả

Các xu hướng gợi ý về việc giảm nguy cơ tái phát ung thư đã được quan sát thấy với việc tăng lượng tiêu thụ daidzein và glycetin so với không tiêu thụ ở phụ nữ sau mãn kinh ( P cho xu hướng: P = 0,08 đối với daidzein, P = 0,06 đối với glycetin) và trong số những người sử dụng tamoxifen ( P = 0,10 đối với daidzein, P = 0,05 đối với glycetin).

Trong số những phụ nữ sau mãn kinh được điều trị bằng tamoxifen, tỷ lệ tái phát ung thư vú giảm khoảng 60% so với lượng dùng daidzein cao nhất và thấp nhất (>1453 microgam (µg)/ngày so với < 7,7 µg/ngày) (HR, 0,48; 95% CI , 0,21–0,79, P = 0,008).

Isoflavone đậu nành có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư vú ở phụ nữ được điều trị bằng Tamoxifen 2Tỷ lệ tái phát ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng Tamoxifen, theo lượng daidzein

Nghiên cứu LACE là một trong những nghiên cứu tiền cứu đầu tiên ở những người sống sót sau ung thư vú nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa lượng đậu nành tiêu thụ và tiên lượng ung thư vú. Một nghiên cứu tiền cứu khác về những người sống sót sau ung thư vú ở Thượng Hải, Trung Quốc đã được thực hiện trước đó nhưng bị hạn chế do không thể kiểm tra sự tương tác giữa đậu nành và tamoxifen. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo rằng trong số những phụ nữ được điều trị bằng tamoxifen, việc tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành sau khi được chẩn đoán ung thư vú có thể làm giảm nguy cơ tái phát.

Kết luận

Isoflavone đậu nành được tiêu thụ ở mức tương đương với mức ở người dân châu Á có thể làm giảm nguy cơ tái phát ung thư ở phụ nữ được điều trị bằng tamoxifen và hơn nữa, dường như không ảnh hưởng đến hiệu quả của tamoxifen. Việc giảm rủi ro được quan sát thấy ở những người dùng tamoxifen có thể đặc biệt có lợi cho phụ nữ sau mãn kinh.

Theo Breast Cancer Res Treat. 2009 Nov; 118(2): 395–405.

 

Ý kiến của bạn