Chào chuyên gia, em rất mong muốn được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn cho em về tình trạng đau bụng kinh. Em hiện nay 25 tuổi, chưa lấy chồng, nhưng từ lúc có kinh nguyệt (em hành kinh bắt đầu từ 15 tuổi) cứ đến ngày “đèn đỏ” là em lại đau bụng kinh dữ dội kèm theo cảm giác chướng ở vùng dưới bụng và đau lưng. Cơn đau thường kéo dài trong hai ngày đầu sau đó có giảm dần, đau âm ỉ tới khi hết kinh nguyệt. Mỗi lần bị đau như thế em thường uống thuốc giảm đau. Vậy bác sĩ và các chuyên gia cho em hỏi em đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không và em sử dụng thuốc giảm đau liệu có được không ạ? Em xin cảm ơn !
Trả Lời
Chào bạn Lê Lan,
Cảm ơn bạn đã tin tưởng hregulator.net và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Trước hết chúng tôi xin làm rõ khái niệm đau bụng kinh. Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản xảy ra khi tới chu kì kinh nguyệt. Cơn đau bụng kinh không chỉ xảy ra khi đến ngày đèn đỏ mà còn có thể đến trước hoặc sau kì kinh nguyệt, ở mỗi người mức độ cơn đau là khác nhau có người đau dữ dội có người lại chỉ đau âm ỉ. Hiện tượng đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp nhưng không phải ai cũng gặp nhiều trường hợp chị em trải qua những ngày hành kinh một cách dễ dàng và không có hiện tượng đau bụng kinh. Một số triệu chứng khi đau bụng kinh là cảm giác mệt mỏi, căng bụng dưới, hoa mắt, sưng đầu vú, mỏi lưng, có lúc cơn đau co thắt…
Các dạng đau bụng kinh
Có 2 dạng đau bụng kinh ở phụ nữ là đau bụng kinh sinh lý là đau bụng kinh bệnh lý:
- Đau bụng kinh sinh lý thường gặp ở những độ tuổi mới dậy thì khi có chu kì kinh không ổn định. Những cơn đau thường co thắt dữ dội, đôi khi là âm ỉ gây cảm giác khó chịu. Đau bụng kinh sinh lý là hiện tượng rất bình thường ở nữ giới và giảm bớt khi lập gia đình.
- Đau bụng kinh bệnh lý nguyên nhân do mắc một số bệnh về phụ khoa hoặc những yếu tố nội tiết có liên quan tới chu kì kinh nguyệt.
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới. Một số nguyên nhân điển hình dễ găp là do cấu trúc tử cung không bình thường, tử cung phát triển không tốt, quá co thắt, ống tử cung quá hẹp hoặc co thắt không bình thường; do mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ tử cung hoặc đặt vòng tránh thai trong tử cung... Ngoài ra, yếu tố gen, hoạt động nội tiết, stress kéo dài hoặc vận động mạnh, v.v.., cũng có thể gây đau bụng kinh.
Đau bụng kinh gây ảnh hưởng gì ?
Nếu đau bụng kinh sinh lý (từ lúc bắt đầu có xuất hiện kinh nguyệt kéo dài đến 1 hoặc 2 năm) sẽ không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe mà chỉ gây chút rắc rối nhỏ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của chị em vào những ngày đó. Nếu đau bụng kinh sinh lý kéo dài và dữ dội thì chị em nên ở nhà nghỉ ngơi..
Đau bụng kinh kéo dài khi không ở độ tuổi dậy thì nếu không được điều trị thích hợp sẽ rất dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung... và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn.
Trong trường hợp gặp phải các triệu chứng của đau bụng kinh chị em không nên chủ quan và điều trị tại nhà vì rất dễ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ. Cách tốt nhất là đi thăm khám phụ khoa ngay để đượckhám và tư vấn điều trị thích hợp.
Lời khuyên cho bạn:
Trường hợp bạn Lê Lan cơn đau bụng kinh kéo dài 1-2 ngày là điều bình thường khi bước vào chu kỳ kinh nhưng bạn cần chú ý xem có xuất hiện khí hư hay màu bất thường không. Nếu có hãy đi khám phụ khoa để được khám và điều trị. Cách sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có ý kiến và chỉ định của bác sĩ là điều hết sức nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản vì vậy bạn hãy đi khám và xin tư vấn khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra để giảm cơn đau bụng kinh khi đến ngày bạn cần:
- Không ăn các thực loại thực phẩm và đồ ăn cay nóng. Đặc biệt hạn chế đồ ăn để trong tủ lạnh, đồ lạnh. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất chua để hỗ trợ giảm đau bụng kinh, uống nước ấm hoặc chườm nóng vào vùng bụng bị đau.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá rượu bia.
- Tránh lo âu căng thẳng, làm việc quá sức và thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường dẻo dai cho cơ thể là cách tốt nhất giảm triệu chứng do đau bụng kinh gây ra. Tránh làm việc nặng nhọc vào các ngày hành kinh.
- Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.
Trên đây là những giải đáp và tư vấn của hregulator.net dành cho bạn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết: "10 câu hỏi thường gặp về đau bụng kinh" mà chúng tôi đã tổng hợp. Chúc bạn sức khỏe!
Ý kiến của bạn