Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất

Kinh nguyệt bị rối loạn là hiện tượng thường gặp của chị em phụ nữ. Có nhiều dạng rối loạn kinh nguyệt nhưng triệu chứng rối loạn kinh nguyệt lại xoay quanh các vấn đề về lượng máu kinh, chu kỳ kinh, màu sắc kinh… ngoài ra còn có các biểu hiện khác mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hay gặp nhất 1

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Biểu hiện bên trong

Biểu hiện bên trong của rối loạn kinh nguyệt bắt nguồn từ nguyên nhân rối loạn nội tiết tố và các bệnh phụ khoa. Các triệu chứng điển hình là:

  • Chu kỳ kinh ngắn hoặc dài: nếu  chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày gọi là chu kỳ kinh ngắn, và dài hơn 35 ngày được coi là chu kỳ kinh dài. Tung bình người phụ nữ có chu kỳ kinh từ 28-30 ngày là bình thường cá biệt có các trường hợp chu kỳ dao động từ 25-35 ngày. Nếu duới 21 hay trên 35 thì được coi là rối loạn kinh nguyệt.
  • Ngày hành kinh kéo dài hoặc quá ngắn: thông thường ngày hành kinh trong 1 chu kỳ kinh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Các trường hợp ngày hành kinh kéo dài 7 và ít hơn 2 ngày được coi là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt.
  • Lượng kinh nguyệt: trong 1 chu kỳ kinh thường giao động từ 40-100ml nếu thấp hơn 20ml hoặc trên 120ml thì là tình trạng bị rối loạn. Việc đo đạc lương kinh thông thường chỉ có thể dựa vào số băng vệ sinh dùng để phán đoán. Nếu máu kinh chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, mức độ huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường (120g/l) thì được coi là lượng kinh nguyệt nhiều ngược lại nếu máu kinh ít có khi chỉ cần dùng băng vệ sinh hàng ngày thì được coi là lượng kinh nguyệt ít.
  • Màu sắc máu kinh: kinh nguyệt thường có màu đỏ thẫm. Trong ngày đầu hành kinh máu kinh sẽ ít và thẫm, đến những ngày giữa sẽ đỏ hơn và khi cuối chu kỳ máu thường ít dẫn và màu đỏ nâu. Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt có trường hợp máu kinh màu đỏ tươi và đôi khi màu đen trong suốt chu kỳ kinh nguyệt đều là những biểu hiện không bình thường.
  • Xuất huyết không theo quy luật: Kinh nguyệt hoàn toàn không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cùng có thể là dăm ngày. Lượng kinh nguyệt có lúc nhiều nhưng cũng có lúc ít.
  • Xuất huyết giữa kỳ kinh: Thường bị xuất huyết vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ (lượng máu thường là tương đối ít).
  • Kinh nguyệt thưa: Chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian bị kinh ít hơn 3 ngày, lượng băng vệ sinh dùng rất ít hoặc thậm chí không cần dùng thì gọi là kinh nguyệt ít (dân gian còn gọi máu bồ câu).
  • Vô kinh: nếu phụ nữ đnag trong độ tuổi sinh sản mà mất ngừng kinh từ 6 tháng trở lên thì được coi là vô kinh.
  • Thống kinh, đau bụng kinh: trong thời gian hành kinh chị em đều trải qua những cảm giác bất thường như đau tức ngực, người mệt mỏi và mức độ đau bụng khác nhau. Nếu đau bụng ở mức độ cao đặc biệt là các trường hợp đau dữ dội (thống kinh), mặt trở nên tái ngắt, nhợt nhạt, đây chắc chắn là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt.

Đọc thêm: “Các dạng rối loạn kinh nguyệt”

Biểu hiện bên ngoài

Biểu hiện bên ngoài 1

Ngoài các biểu hiện về chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt còn có các triệu chứng xuất hiện bên ngoài như:

  • Da xuất hiện các vết nám trên da: trên da đột nhiên xuất hiện các vết nám vàng khi chị em lại nghĩ rằng đấy chính là vấn đề về da nhưng thực chất nó còn liên quan đến nội tiết tố. Khi nội tiết tố nữ giữ được sự ổn định, nó sẽ duy trì độ đàn hồi, độ ẩm cho da, điều tiết bã nhờn… nhưng ngược lại khi mắc phải nội tiết tố bị rối loạn thì da sẽ bị khô, sạm kết hợp với các yếu tố bên ngoài kích thích sẽ dẫn đến sự xuất hiện các vết nám ngày càng đậm nét gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sự tự tin và vẻ quyến rũ của chị em.
  • Hay nổi nóng, cảm xúc dễ bộc phát và thay đổi: Phụ nữ khi nội tiết tố và hormon nữ thay đổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như dễ nổi cáu, cáu giận vô cớ, tính khí thay đổi thất thường, ra mồ hôi, tâm trạng tồi tệ.
  • Chỉ số BMI thất thường: BMI là chỉ số về tình trạng cân nặng của cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Các chuyên gia y tế cho biết, béo phì và rối loạn nội tiết có thể liên quan đến nhau, các loại thực phẩm nóng, có hàm lượng chất béo cao, không chú ý đến thói quen ăn uống như chế độ ăn uống cân bằng cũng ảnh hưởng đến nội tiết.

Khi gặp phải triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cần làm gì?

Khi gặp phải các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là hiện tượng ngày hành kinh quá dài và ra quá nhiều cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị thích hợp nhất. Tránh để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thậm chí là vô sinh hay thiếu máu cấp tính.

Khi gặp phải triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cần làm gì? 1

Ngoài việc thăm khám người mắc chứng rối loạn kinh nguyệt cần thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, tránh thức khuya, căng thẳng và stress.
  • Chế độ ăn uống hợp lí, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi.
  • Hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, thể dục thể thao đều đặn để cơ thể luôn khỏe mạnh dẻo dai.
  • Mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng giúp bạn ngủ ngon hơn và cải thiện được phần nào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Hàng ngày uống đủ nước 2,5 lít nước/ngày.
  • Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì nên uống 75ml nước rau mùi mỗi ngày(giã rau mùi chắt lấy nước uống) sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả nhất. Còn với độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh: nên đun nước đỗ đen uống với tỉ lệ 1 đỗ đen : 5 nước, đây là phương thuốc hiệu quả nhất giúp các mẹ có chu kì kinh nguyệt đều hơn

Khám và điều trị sớm tình trạng rối loạn kinh nguyệt không chỉ giúp chị em có sức khỏe sinh sản khỏe mạnh mà còn giảm thiểu tâm lý cũng như các hậu quả đáng tiếc do rối loạn kinh nguyệt gây ra. Thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện các bệnh phụ khoa cũng như các vấn đề về sinh sản.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn