7 dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bên cạnh yếu tố di truyền bệnh ngày càng dễ mắc phải do những căng thẳng, stress, áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Nhận biết những dấu hiệu của tình trạng rối loạn lo âu

7 dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu 1

Rối loạn lo âu là một trong những bệnh rối loạn tâm lý phổ biến hiện nay khiến ngừoi bệnh rơi vào trạng thái lo âu quá mức trước một sự việc nào đó thậm chí có nhiều lo âu rất vô lý. Tình trạng kéo dài liên tục, lặp đi lặp lại hàng ngày gây ảnh hưởng tới sự thích nghi của người bệnh với cuộc sống.

Điều quan trọng là rối loạn lo âu thường xảy ra đồng thời với một số bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi,…nên rất nguy hiểm. Những tác hại dễ thấy về tâm lý bệnh còn khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, mất niềm tin vào cuộc sống gây ảnh hưởng tới sức khỏe, điển hình là các vấn đề về tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Nguyên nhân gây nên tình trạng này khá đa dạng, ngoài yếu tố di truyền bệnh còn hình thành do những áp lực, stress, căng thẳng trong cuộc sống. Để nhận diện bệnh rối loạn lo âu dưới đây là những dấu hiệu cụ thể.

Nhận diện rối loạn lo âu qua các dấu hiệu

Những dấu hiệu rối loạn lo âu dưới đây giúp bạn nhận diện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời:

1. Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn

1. Lo lắng quá mức và mất kiên nhẫn 1

Người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng từ việc nhỏ tới lớn

Lo lắng quá mức là dấu hiệu điển hình của bệnh, người bệnh lo lắng quá nhiều về công việc hàng ngày từ việc nhỏ cho tới việc lớn. Không những vậy, người bệnh suy nghĩ, lo lắng kéo dài trên 6 tháng làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Một số triệu chứng kèm theo chẳng hạn như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Căng cơ
  • Đau nhức toàn thân

Người bệnh không thể kiên nhẫn hay tha thứ cho người khác trong cuộc sống. Những cơn thịnh nộ người nhà, bạn bè của người bệnh thường xuyên phải gánh chịu nhưng cuối cùng chính người bệnh mới bị cảm xúc của mình hành hạ nhiều nhất.

2. Không tập trung vào công việc

Căng thẳng nếu trong thời gian ngắn có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormone là thúc đẩy trí nhớ và tập trung. Nhưng khi căng thẳng diễn ra trong một thời gian dài gây mất tập trung trong công viêc. Với những trường hợp nặng hơn có thể gây suy giảm trí nhớ do hormone stress ở nồng độ cao.

3. Sợ hãi vô lý

Người bệnh thường xuyên có cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân và dần trở thành vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Người bệnh sợ hãi những thứ tưởng chừng rất vô hại chẳng hạn như sợ động vật, sợ độ cao, sợ đám đông,… Người bệnh không phát hiện ra cho tới khi đối mặt với tình huống cụ thể. Điều đáng nói là người bệnh không có khả năng khắc phục sợ hãi. Các triệu chứng của người bệnh:

  • Thở hổn hển
  • Tim đập mạnh và nhanh như muốn nhảy khỏi lồng ngực
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Tê buốt tay
  • Đau ngực
  • Dạ dày khó chịu

4. Đứng ngồi không yên

Người bệnh đứng ngồi không yên, nói nhiều, liên tục vò đầu bứt tai, xoa tay, đi đi lại lại, đầu óc rối bời bởi nhiều suy nghĩ.  Nếu không dừng ngay lại tình trạng căng thẳng sẽ kiểm soát bạn. Do đó bạn nên thư giãn bằng việc đi dạo, nghe nhạc, đọc một cuốn sách.

5. Nghi ngờ bản thân mình

Người bệnh nghi ngờ, hoài nghi về bản thân mình. Người bệnh liên tục đặt bản thân mình vào nhiều giả định, nghi ngờ và các câu hỏi nghi vấn. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý người bệnh khiến người bệnh thiếu tự tin vào bản thân.

6. Tình trạng rối loạn giấc ngủ

Người bệnh liên tục buồn ngủ hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mình đặc biệt làm mất đi trạng thái tâm lý ổn định. Rối loạn lo âu khiến người bệnh thường xuyên gặp ác mông hay giấc ngủ chập chờn. Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi bạn bị rối loạn lo âu.

7. Khẩu vị thay đổi, sút cân

Thay đổi khẩu vị ăn uống là tín hiệu cho thấy tinh thần và cảm xúc đang thay đổi. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng,, nó sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại, một số người bị tăng cân không kiểm soát nhưng một số khác lại giảm cân đáng kể do lo lắng quá

Tác hại của rối loạn lo âu đối với người bệnh

Rối loạn lo âu là bệnh tâm lý khá nguy hiểm gây ra nhiều hậu quả xấu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

  • Tình trạng rối loạn lo âu khiến người bệnh luôn có cảm giác bất an, lo âu, sợ hãi. Vì vậy, người bệnh luôn cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản với cuộc sống hiện tại.
  • Người bệnh ngại giao tiếp, trở nên sống khép kín hơn làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội.
  • Sức khỏe của người bệnh bị giảm sút do mất ngủ, gặp các vấn đề về tiêu hóa

Các biến chứng nguy hiểm khi người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu:

  • Trầm cảm
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Khó ngủ
  • Vấn đề tiêu hóa
  • Đau đầu và đau mãn tính
  • Cách ly xã hội
  • Gặp rắc rối với công việc
  • Chất lượng cuộc sống giảm
  • Tự tử

Lời khuyên của bác sĩ

Tình trạng rối loạn lo âu gây ảnh hưởng đến người bệnh nghiêm trọng, có thể dẫn tới nhiều bệnh tật khác. Do đó, người bệnh cần đi khám khi cảm thấy:

  • Lo âu quá mức về một việc như công việc, học hành, các mối quan hệ và các việc khác trong cuộc sống
  • Nỗi sợ, lo âu ập đến với bạn và không kiểm soát được điều đó
  • Trầm cảm, suy sụp, vấn đề sức khỏe tâm thần
  • Muốn tự tử hoặc có hành vi tự tử

Lời khuyên của bác sĩ 1

Người bệnh cần được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để cải thiện tình trạng bệnh

Một số biện pháp cải thiện tình trạng bệnh rối loạn lo âu như:

  • Xác định các triệu chứng của bạn và cố gắng giảm thiểu chúng
  • Tập luyện vào buổi sáng để lấy lại bình tĩnh
  • Có kế hoạch giảm thiểu lo lắng ví dụ công việc áp lực, khối lượng công việc nhiều nên nói chuyện với ông chủ của bạn để điều chỉnh khối lượng công việc sao cho hợp lý
  • Tập trung vào các điểm tích cực bạn đã làm được trong ngày vào buổi tối và viết ra những khó khăn khiến bạn lo lắng vào buổi sáng để bạn thực hiện tích cực hơn.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn