Bệnh hay quên tuổi mãn kinh – Làm gì để khắc phục?

Bước vào tuổi mãn kinh bạn có bị hay quên, rối loạn trí nhớ, khó ghi nhớ, khó tập trung vào công việc? Rất nhiều phụ nữ cũng gặp phải vấn đề này và chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy phải làm gì khi mắc bệnh hay quên tuổi mãn kinh?

Bệnh hay quên tuổi mãn kinh - Làm gì để khắc phục? 1

Bệnh hay quên – Một căn bệnh đáng lo ngại của tuổi mãn kinh (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi mãn kinh hay quên

Bệnh hay quên còn gọi là bệnh đãng trí, là hiện tượng mà bạn tự nhiên không thể nhớ một số việc, một số sự kiện trong quá khứ; hoặc đang làm việc, nói chuyện tự nhiên không nhớ mình phải làm gì và hiện tượng quên này xảy ra ở một mức độ đáng kể.

Một số nghiên cứu đã được thực hiện để kiểm tra xem những thay đổi về hormone – đặc biệt là hormone estrogen có ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ bởi một nữa phụ nữ khi bước vào tuổi mãn kinh nhận thấy mình bị suy giảm khả năng ghi nhớ, hay quên và khó tập trung.

Kết quả cho thấy, hormone estrogen có nhiều vai trò quan trọng trong việc nhận tín hiệu truyền tới não bộ phụ nữ. Nó tham gia vào chức năng nhận thức, giúp não ghi nhớ thông tin. Tuy nhiên, khi bước vào tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen lại giảm mạnh, dẫn tới hệ quả là trí nhớ giảm sút, hay quên, ảnh hưởng đến sự tập trung, quá trình thu thập và lưu trữ thông tin cũng gặp nhiều khó khăn.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, các triệu chứng của tuổi mãn kinh như:  Bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi đêm cũng ảnh hưởng lớn đến trí nhớ.

Ngoài ra, một số yếu tố làm trầm trọng thêm bệnh hay quên tuổi tiền mãn kinh đó là: Căng thẳng, mệ mỏi, lo âu kéo dài; bị mãn kinh sớm; mắc trầm cảm tuổi mãn kinh

Nguyên nhân khiến phụ nữ tuổi mãn kinh hay quên 1

Bước vào tuổi mãn kinh, nồng độ estrogen lại giảm mạnh, dẫn tới hệ quả là trí nhớ giảm sút, hay quên (Ảnh minh họa)

Tăng cường trí nhớ tuổi mãn kinh, phòng chống bệnh hay quên

Một đời sống tinh thần lành mạnh, không stress, cùng với phương pháp luyện tập khoa học và chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hay quên và hạn chế những tác nhân gây ảnh hưởng tới trí nhớ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp tăng cường trí nhớ tuổi mãn kinh, phóng tránh bệnh hay quên.

Khám sứ khỏe định kì

Hãy thực hiện đầy đủ việc khám sức khỏe định kì (đặc biệt là khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh). Việc này giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhiều chứng bệnh khác nhau của tuổi mãn kinh như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, các bệnh phụ khoa chứ không chỉ riêng bệnh hay quên.

Rèn luyện trí óc thường xuyên

Việc rèn luyện trí óc bằng nhiều hình thức khác nhau như đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ hay đơn giản là dạy các cháu nhỏ trong nhà là những hình thức rất tốt giúp tăng cường trí nhớ. Bởi khi não thường xuyên hoạt động, quá trình lão hóa sẽ chậm lại, giảm được quá trình suy giảm trí nhớ, ngăn ngừa được bệnh hay quên.

Rèn luyện thân thể

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thể dục thể thao đều đặn giúp hạn chế bệnh hay quên, rối loạn trí nhớ. Bởi khi cơ thể vận động sẽ kích hoạt não bài tiết yếu tố tăng trưởng, giúp máu lưu thông đến não nhanh, cung cấp được đầy đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng đến não, làm não khỏe hơn, trí nhớ tốt hơn.

Tùy theo từng thể trạng mà bạn có thể lựa chọn những bộ môn phù hợp với mình như: yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe, dưỡng sinh, vv.

Rèn luyện thân thể 1

Hãy lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng của bản thân (Ảnh minh họa)

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý

Bước vào tuổi mãn kinh, phụ nữ cần có một chế độ dinh dưỡng toàn diện, không được kén ăn; khống chế tổng lượng, ăn ba bữa đúng giờ; thô tinh kết hợp, ăn nhiều rau quả; ăn uống thanh đạm, tránh xa giàu mỡ.

Đồng thời, đặc biệt chú ý tới các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để cải thiện trí nhớ, như: các loại rau xanh đậm, các loại trái cây tươi. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn ít nhất 1 phần rau xanh/ngày có tỉ lệ suy giảm trí nhớ chậm hơn so với những người không ăn hoặc ăn ít rau.

Ngoài ra, hãy nhớ uống đủ 1,5-2 lít nước/ngày. Uống đủ nước giúp não tăng khả năng tập trung, bộ não được cải thiện và hoạt động nhanh hơn.

Quan tâm đến giấc ngủ

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Khi ngủ, não làm nhiệm vụ truy cập và xử lý thông tin diễn ra trong ngày trước khi đưa vào bộ nhớ dài kì. Quá trình này được xem là tiêu chí quan trọng để củng cố và lưu giữ thông tin, vậy nên nếu thiếu ngủ trí nhớ sẽ bị sa sút và suy giảm.

Vì tầm quan trọng này, mỗi ngày bạn cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi tối và 30 phút mỗi trưa.

Bổ sung hormone estrogen bằng phương pháp tự nhiên

Như ta đã nói ở trên, bước vào độ tuổi mãn kinh estrogen của chị em phụ nữ giảm mạnh. Chính vì thế thời kì này chúng ta sẽ không được hưởng những lợi ích mà estrogen mang lại nữa.

Vậy nên, chị em hãy chủ động bổ sung estrogen bằng các phương pháp tự nhiên, đó là các sản phẩm có chứa đậu nành. Đậu nành được coi là thực phẩm vàng dành cho phụ nữ bởi nó chứa một lượng lớn isoflavone – một hoạt chất có tác dụng như estrogen nội sinh trong cơ thể. Dùng đúng liều lượng khuyến cáo, isoflavone không gây tác dụng phụ như liệu pháp thay thế hormone.

Từ độ tuổi 40 trở ra, dù muốn hay không phụ nữ đều phải trải qua một thời kì biến đổi. Những biến đổi này ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của chị em. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về tuổi mãn kinh cũng như bệnh hay quên tuổi mãn kinh, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm nhé!

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn