Bệnh đãng trí (rối loạn trí nhớ) tuổi mãn kinh – Chớ nên coi thường

Bước vào tuổi mãn kinh, buồng trứng của người phụ nữ không hoạt động nữa dẫn đến sự suy giảm mạnh estrogen. Điều này kéo theo sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể giảm, là yếu tố thuận lợi để bệnh tật tấn công, và một trong số những vấn đề đáng quan tâm ở độ tuổi này là bệnh đãng trí (rối loạn trí nhớ) tuổi mãn kinh.

Một trong những vấn đề phải đối mặt khi bước vào tuổi mãn kinh là rối loạn trí nhớ (Ảnh minh họa)

Một trong những vấn đề phải đối mặt khi bước vào tuổi mãn kinh là rối loạn trí nhớ (Ảnh minh họa)

Bệnh đãng trí (rối loạn trí nhớ) là gì?

Bệnh đãng trí hay còn gọi là bệnh hay quên, là một dạng sa sút trí tuệ, rối loạn trí nhớ khiến chúng ta tự dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Khi chuyển sang giai đoạn nặng, người bệnh sẽ quên cả những việc vừa mới xảy ra, tư duy chậm chạp, thiếu logic rồi chuyển sang giảm khả năng truyền đạt ý và sử dụng ngôn ngữ, lâu dần mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, hay đi lạc, mất khả năng chăm sóc bản thân.

Dấu hiệu của bệnh đãng trí

Ở giai đoạn bước đầu, bệnh đãng trí chỉ có các biểu hiện như nói trước quên sau; quên đồ đạc; quên việc cần làm hoặc có các triệu chứng sau:

  • Tư duy mang chậm chạp, tính toán sai, kém sáng tạo,
  • Rối loạn hành vi. Lạc đường, đi lang thang, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp
  • Sử dụng ngôn ngữ khó khăn. Khó tìm từ để diễn đạt, kể chuyện lộn xộn, hay nhắc lại việc đã nói
  • Dễ kích động, lo lắng. Có thể gây gổ lại khi được cho uống thuốc, đi tắm hay ăn cơm; dễ nổi cáu, la hét, đôi lúc lại nghe lời
  • Có những hoang tưởng, ảo giác, hay nghi ngờ. Ban đêm ít ngủ, sợ bóng tối, ngủ ngày, hay buồn rầu, hay than phiền

Nếu bước vào giai đoan nặng, người bệnh có sự mất trí nhớ đột ngột, khó khăn để nhớ và kể lại những sự việc vừa xảy ra; thường xuyên lặp đi lặp lại câu hỏi;  nhấn mạnh từ cuối hay nhắc đoạn cuối của câu; tốc độ suy nghĩ chậm; không còn tính khôi hài trong giao tiếp.

Những điều này dẫn tới người bệnh trở nên khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, công việc.

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh đãng trí lại khác nhau (Ảnh minh họa)

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng của bệnh đãng trí lại khác nhau (Ảnh minh họa)

Vì sao phụ nữ tuổi mãn kinh bị rối loạn trí nhớ?

Hormone estrogen có vai trò rất quan trọng trong khả năng nhận tín hiệu truyền tới não bộ phụ nữ.

Nó có nhiều ảnh hưởng đến chức năng nhận thức thông qua sự ảnh hưởng của nó với hệ thống mạch, hệ thống miễn dịch, hormone này còn tác động đến hoạt động của vùng đồi thị và các chất dẫn truyền thần kinh điều tiết bộ nhớ trong não, giúp não có thể ghi nhớ thông tin. Bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ lại giảm mạnh, dẫn tới trí nhớ của họ giảm sút, ảnh hưởng đến sự tập trung, quy trình thu thập và lưu trữ thông tin gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngoài sự thay đổi hormonr, có nhiều yếu tố khác cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn trí nhớ tuổi mãn kinh, như: Trầm cảm tuổi mãn kinh, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, bị mãn kinh sớm…

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, các triệu chứng mãn kinh như: Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rối loạn giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến trí nhớ.

Sự suy giảm trí nhớ, đãng trí ở phụ nữ mãn kinh có thể không xảy ra trong suốt thời kì này mà có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, lúc giai đoạn mãn kinh mới bắt đầu hoặc khi kết thúc.

Bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ lại giảm mạnh, dẫn tới trí nhớ của họ giảm sút (Ảnh minh họa)

Bước vào tuổi mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ lại giảm mạnh, dẫn tới trí nhớ của họ giảm sút (Ảnh minh họa)

Bị đãng trí tuổi mãn kinh phải làm thế nào? 

Rối loạn trí nhớ tuổi mãn kinh hoàn toàn có thế ngăn ngừa bằng việc thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống.

Thiết lập lối sống

  • Vận động cơ thể. 

Vận động cơ thể nói chung và việc chạy bộ, đi bộ nói riêng được xếp đầu bảng trong việc giúp tăng cường trí nhớ cho con người. Một nghiên cứu mang tên  Urbana Champaign do Đại học Illinois, Mỹ (UOI), thực hiện cuối năm 2011 như sau: 60 người mỗi tuần đi bộ 40 phút và 60 người khác mỗi tuần tập yoga 40 phút, kết quả cho thấy cả 2 nhóm đều có mức co ngót thể tích vùng dưới đồi não chưa tới 1%, riêng nhóm đi bộ thể tích vùng này còn tăng lên 2%.

Tiến sĩ Arthur Kramer, người đứng đầu nghiên cứu cũng cho biết: Lợi ích của luyện tập là kích hoạt não bài tiết yếu tố tăng trưởng, giúp máu lưu thông đến não nhanh, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng, oxy kịp thời, cuối cùng là làm não khỏe, trí nhớ ít bị ảnh hưởng.

  • Quan tâm tới giấc ngủ

Xếp thứ 2 trong việc giúp làm giảm quá trình suy giảm trí nhớ là ngủ đủ giấc. Giấc ngủ chất lượng mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi ngủ vùng dưới đồi và vùng thùy não – hai khu vực đảm nhận việc xử lý, lưu giữ thông tin hoạt động rất mạnh.  Quá trình này rất quan trọng bởi nó làm cho thông tin được củng cố và lưu trữ. Vì vậy, nếu thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, trí nhớ sẽ suy giảm.

Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng chất lượng mỗi tối, kể cả giấc ngủ ban trưa.

  • Tập thể dục cho não bộ

Một số trò game để “train” não cũng giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung rất tốt. Bạn có thể chơi sudoku, giải ô chữ mang tính logic, chơi bài, giải câu đó hoặc tham gia thử chương trình có tên Lumosity do các chuyên gia thần kinh và tâm lý học ở Đại học Stanford và Đại học California (Mỹ) phát minh. Chơi các trò chơi mang tính chất trí tuệ này giúp cho các tiếp hợp thần kinh nhạy bén hơn và làm cho não bộ khỏe hơn và không bị trì trệ.

Ngoài ra, để nâng cao khả năng nhận thức và ghi nhớ, bạn cũng có thể đọc thêm sách. Việc đọc sách không chỉ cải thiện trí nhớ mà còn giúp cung cấp thêm tri thức cho chúng ta.

Thiết lập lối sống 1

Vận động cơ thể nói chung và việc chạy bộ, đi bộ nói riêng được xếp đầu bảng trong việc giúp tăng cường trí nhớ cho con người (Ảnh minh họa)

Xây dựng chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uốn g cân bằng, hợp lý và khoa học mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ thể chất mà còn cả tinh thần, giúp chúng ta trẻ lâu hơn, đầu óc minh mẫn hơn.

Để cải thiện trí nhớ thì nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa được xếp đầu bảng. Chất chống oxy hóa là những chất có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do trôi nổi trong cơ thể (các gốc tự do là thủ phạm làm cơ thể chúng ta lão hóa, tiêu diệt tế bào não). Các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa chính là các loại rau xanh (đặc biệt là rau xanh thẫm), các loại trái cây, rau củ. Cũng theo nhiều nghiên cứu, những người ăn ít nhất một phần rau xanh mỗi ngày có tỷ lệ suy giảm trí nhớ chậm hơn so với những người ăn rất ít hoặc không ăn rau xanh.

Cùng với đó, bạn cũng cần bổ sung thêm axit báo omega-3 để giúp não “sữa chữa và phục hồi” sự cố liên quan đến các tế bào thần kinh. Omega-3 có nhiều trong các loại hải sản, thực phẩm dạng hạt, vv.

Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày. Nước có vai trò quan trọng với cơ thể và đặc biệt là não bộ. Uống đủ nước giúp não tăng khả năng tập trung, bộ não được cải thiện và hoạt động nhanh hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống 1

Một chế độ ăn uốn g cân bằng, hợp lý và khoa học mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp chúng ta trẻ lâu hơn, đầu óc minh mẫn hơn (Ảnh minh họa)

Giải pháp nào bảo vệ sức khỏe phụ nữ tuổi mãn kinh?

Bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ hãy chủ động tìm hiểu và bảo vệ sức khỏe của mình. Có thể sử dụng một số sản phẩm có chiết xuất từ đậu nành để cân bằng hormone và giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, trước khi sử dụng cần có sự tư vấn của người có chuyên môn cao hoặc bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng.

Rối loạn trí nhớ (bệnh đãng trí) tuổi mãn kinh là một căn bệnh nguy hiểm. Vì thế hãy chủ động phòng tránh mình khỏi những nguy cơ gây ra căn bệnh này. Nếu nhận thấy trí nhớ của mình trong thời kì này giảm sút, cũng đừng hoảng sợ, lo lắng không giúp ích gì cho bạn. Hãy đi khám đúng chuyên khoa để các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn