Bệnh mãn kinh ở phụ nữ

Mãn kinh ở phụ nữ là một bệnh sinh lý. Mãn kinh là một giai đoạn trong sinh lão bệnh tử của phụ nữa, bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn này khi bước vào độ tuổi mãn kinh. Mặc dù là một hiện tượng sinh lý nhưng khi bước vào giai đoạn mãn kinh lại khiến cho chị em phụ nữ gặp phải muôn vàn khó khăn. Cùng tìm hiểu bệnh mãn kinh này với H-regulator nhé!

Bệnh mãn kinh ở phụ nữ 1

Mãn kinh là gì?

Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý ở phụ nữ, xảy ra khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh khoảng từ 45-55 tuổi. Tuy nhiên không có con số độ tuổi chính xác vì ở mỗi người độ tuổi mãn kinh có thể là khác nhau.

Mãn kinh là thời kỳ bắt đầu sau kỳ hành kinh cuối cùng 12 tháng trong cơ thể phụ nữ. Mã kinh xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, dần dần buồng trứng ngưng hoạt động và ngưng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng, và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Mãn kinh ở phụ nữ phát triển qua 2 giai đoạn là tiền mãn kinh và mãn kinh:

  • Tiền mãn kinh: Là giai đoạn bắt đầu của mãn kinh, thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 – 50 tuổi, giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 – 5 năm tùy theo cơ thể mỗi phụ nữ. Ở giai đoạn này, hoạt động của buồng trứng, tử cung cũng bắt đầu suy giảm, bên cạnh đó là sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt không đều, kéo dài, dây dưa.
  • Mãn kinh thật sự: là giai đoạn kế tiếp của tiền mãn kinh, xảy ra ở lứa tuổi kế tiếp từ 50-55, do buồng trứng ngưng hẳn hoạt động và ngưng tiết nội tiết tố nữ, dẫn đến kinh nguyệt mất hẳn, chấm dứt khả năng sinh sản ở nữ giới.

Phân loại mãn kinh ở nữ giới

Mãn kinh được phân chia là 2 dạng là mãn kinh sớm và mãn kinh muộn dựa theo độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ:

Mãn kinh sớm: Là trường hợp mãn kinh trước 40 tuổi. Tình trạng mãn kinh sớm thường xảy ra đối với những phụ nữ hút thuốc lá, uống rượu, chiếu tia xạ trị bệnh, bị rối loạn miễn dịch, đã được phẫu thuật cắt tử cung, môi trường, chế độ ăn mất cân bằng gây suy dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp mãn kinh sớm do nguyên nhân thứ phát do suy buồng trứng sớm.

Mãn kinh muộn: Là hiện tượng mãn kinh sau 55 tuổi.

Dấu hiệu triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Dấu hiệu triệu chứng của thời kỳ mãn kinh 1

Mỗi phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh sẽ có những triệu chứng dấu hiệu khác nhau do cơ thể tự điều chỉnh thích nghi với nồng độ hormone mới. Các triệu chứng này gây ra tình trạng khó chịu làm đảo lộn cuộc sống của chị em phụ nữ. Một số triệu chứng dấu hiệu ở chị em phụ nữ thường gặp khi bước vào mãn kinh:

Kinh nguyệt thất thường: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Lượng kinh nguyệt ít cộng với tình trạng ra thất thường hay còn gọi là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể có kinh sau khoảng 2 -3 tuần, trong khi những người khác không có chu kỳ kinh nguyệt trong nhiều tháng liền.

Hormon suy giảm: Ở giai đoạn tiền mãn kinh, lượng estrogen, hoóc môn giảm đáng kể, do đó khả năng thụ thai sẽ giảm hơn ở giai đoạn trước đó.

Cơn bốc hỏa: gặp ở 50-85% phụ nữ mãn kinh và có tới 15% ở mức độ nặng nề. Biểu hiện nóng bừng ở nửa trên cơ thể, có thể có đánh trống ngực tiếp theo là vã mồ hôi và ớn lạnh, thường xảy ra vào ban đêm và mùa nóng. Cơn bốc hỏa thường kéo dài 10-20 phút.

Cảm giác khô rát khó chịu âm đạo: Lượng hormon estrogen giảm, dẫn đến hoạt động tình dục bị ảnh hưởng họ có thể cảm thấy đau rát do các mô âm đạo bị teo, giảm sự bôi trơn. Có đến hơ 30% phụ nữ có triệu trứng teo âm đạo trong thời kỳ mới mãn kinh và 47% gặp tình trạng này trong giai đoạn mãn kinh tiếp theo.

Đổ mồ hôi đêm: Những cơn bốc hỏa khi nhiệt độ tăng đột ngột xảy ra vào ban đêm khiến phụ nữ mãn kinh gặp tình trạng đổ mồ hôi đêm. Hầu hết các cơn nóng của họ kéo dài tầm một vài phút.

Dấu hiệu triệu chứng của thời kỳ mãn kinh 2

Ngủ chập chờn không sâu giấc: Giấc ngủ bị ảnh hưởng, không còn ngủ ngon như trước các giấc ngủ cứ chập chờn, khó ngủ hay tỉnh giấc vào nửa đêm.

Đi tiểu nhiều lần: Phụ nữ mãn kinh thường dễ bị nhiễm trùng đường tiết liệu như viêm bàng quan dẫn đến biểu hiện đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.

Suy giảm trí nhớ ngắn hạn: Một số phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh gặp hiện tượng mất trí nhớ ngắn hạn, cũng như khó tập trung suy nghĩ trong thời gian lâu.

Tóc rụng: Ngoài biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất khinh thì rụng tóc là biển biện dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là tình trạng thay đổi hormon nữ. Đây cũng là dấu hiệu của tuổi già.

Ngực teo, nhão: Hormon sinh dục nữ chịu trách nhiệm về việc làm kích cỡ ngực của phụ nữ to ra. Ở giai đoạn mãn kinh, những loại hoóc môn đó bị suy giảm, dẫn đến việc ngực của họ bị nhỏ lại, do các mô ngực bị teo đi.

Ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng của mãn kinh

Ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng của mãn kinh 1

Để khắc phục ngăn ngừa và kiểm soát được các triệu chứng của mãn kinh chị em phụ nữ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết:

– Tâm lý thoải mái tránh lo âu là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh: ăn uống đầy đủ, cân đối các chất.

– Cần ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng và các thức ăn có nhiều Canxi, Vitamin D, Omega-3 và Omega-6

– Tránh các thức ăn có nhiều muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.

– Cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ.

– Trong đời sống vợ chồng, có thể dùng các chất bôi trơn để tăng độ cảm giác, tránh được tổn thương niêm mạc gây đau do khô teo ở âm hộ – âm đạo trong thời điểm đó. Ngoài cần chú ý bổ sung và cân bằng lượng estrogen bị thiếu hụt.

– Khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung.

H-Regulator giúp kiểm soát triệu chứng mãn kinh

PM H-Regulator là thuốc được sản xuất tại Australia tuân theo các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt tại Australia với nguồn gốc hòa toàn từ thảo dược là Quả Vitex agnus castus và Hạt đậu nành (Glycine Max).

Các nghiên cứu y học và các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng quả trinh nữ có tác dụng hoạt hóa thụ thể Dopamine D2 nhờ vậy có thể làm giảm các biểu hiện khó chịu, các triệu chứng đau bụng của hội chứng tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt cùng với các biểu hiện dễ cáu giận, thay đổi tâm trạng, cảm xúc và đau đầu ở thời kỳ tiền mãn kinh. Còn trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Isoflavones có trong chất phytoestrogen có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Xem chi tiết sản phẩm “Tại Đây”

Như vậy mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ mà ai cũng phải trải qua không thể né tránh tuy nhiên phụ nữ hoàn toàn có thể làm giảm các triệu chứng khi bước vào giai đọan này.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn