Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thời kỳ mãn kinh

[no_toc]

Mãn kinh là giai đoạn khủng hoảng mà hầu hết phụ nữ phải đối mặt khi có sự thay đổi cả về tâm sinh lý. Một trong những nguy cơ lớn có thể xảy ra đó chính là bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thời kỳ mãn kinh 1

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tăng cao khi phụ nữ vượt quá năm sinh của họ. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen sụt giảm, cơ thể có sự thay đổi về chuyển hóa chất, phân bố mỡ, các tế bào chuyển sang kháng insulin, lượng insulin được sản xuất từ tuyến tụy lại không đủ để vượt qua sự đề kháng này. Đối với cơ thể một người bình thường, đường sẽ theo vào các tế bào để tạo ra năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường loại 2( hay gặp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh), lượng đường sẽ bị tích tụ trong máu.

Mãn kinh thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 và 55, khi buồng trứng hạn chế sản xuất oestrogen và progesterone, cũng là lúc mất kinh nguyệt, đi kèm các triệu chứng ra mồ hôi đêm, nóng ran, khô âm đạo.

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn xem liệu rằng mình có gặp phải những biểu hiện phổ biến dưới đây của căn bệnh tệ hại này không nhé:

  • Luôn cảm thấy khát nước đi kèm khô họng
  • Tiểu nhiều và buồn tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức
  • Cân nặng giảm nhanh
  • Vết thương, vết loét da lâu lành
  • Ngứa da, đặc biệt là vùng da bẹn, khu vực âm đạo

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng sau mãn kinh và tuổi mãn kinh đối với bệnh tiểu đường

Phương pháp nghiên cứu

Các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu của 29.189 nam giới, 6.303 phụ nữ tiền mãn kinh và 4.570 phụ nữ mãn kinh ở Nhật Bản. Tỷ lệ chênh lệch (OR) cho bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường được chỉ định theo các tiêu chí của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, tính cho nam giới và phụ nữ trước và sau mãn kinh.

Kết quả

So với phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau mãn kinh tự nhiên có OR=1,40 (1,03 đến 1,89) đối với bệnh tiểu đường và phụ nữ sau mãn kinh do phẫu thuật hoặc các nguyên nhân khác có OR=1,59 (1,07 đến 2,37).  OR điều chỉnh theo tuổi ở nam giới là 4,02 (3,15 đến 5,14). So với phụ nữ không đái tháo đường tiền mãn kinh, phụ nữ không đái tháo đường sau mãn kinh có mức tăng đáng kể đối với tiền tiểu đường. Những người đàn ông không mắc bệnh đái tháo đường có OR là 1,93 (1,77 đến 2,10), độc lập với tuổi và các yếu tố nhân khẩu học, trao đổi chất.

Ngay cả ở những phụ nữ <50 tuổi, tình trạng mãn kinh có liên quan đáng kể với mức tăng OR. Phụ nữ sau mãn kinh ở độ tuổi 50 có OR cao đặc biệt khi bị rối loạn đường huyết.

Kết luận

Qua nghiên cứu chỉ ra rằng : Ở độ tuổi dưới 60, tỉ lệ mắc tiểu đường ở nữ giới thấp hơn nam giới, tuy nhiên ở độ tuổi 60-70, khả năng mắc bệnh tiểu đường của phụ nữ lại cao hơn nam giới cùng độ tuổi. Điều này cho thấy một điều rằng sự thay đổi nội tiết tố đặc trưng của mãn kinh có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ngoài ra, tăng cân cũng là tình trạng thường xảy ra trong quá trình mãn kinh, nó làm thay đổi thành phần cơ thể (tăng tổng lượng mỡ, giảm khối lượng cơ), từ đó ảnh hưởng đến quá trình suy giảm chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin. Vì thế, sự xuất hiện của rối loạn đường huyết có thể là kết quả trực tiếp của suy buồng trứng hoặc là kết quả gián tiếp của hậu quả chuyển hóa, phân phối lại chất béo trong cơ thể do thiếu hụt estrogen

Bệnh tiểu đường – Nên/ Không nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường – Nên/ Không nên ăn gì? 1

Hãy tránh xa những thực phẩm khó tiêu và lượng đường cao:

  • Bánh ngọt, đồ uống có ga
  • Chất béo bão hòa, LHD cholesterol; thịt mỡ, nội tạng động vật, bơ, sữa chế biến, lòng đỏ trứng gà, pho mát,..
  • Rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích

Thay vào đó, hãy bổ sung năng lượng tích cực từ những sản phẩm giàu dinh dưỡng :

  • Bổ sung protein tăng cường sức đề kháng
  • Thịt trắng, cá
  • Các thực phẩm giàu oestrogen tự nhiên
  • Các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12
  • Chất béo không bão hòa (bơ thực vật, dầu ô-liu, các loại hạt,..)

Chú ý:

– Hãy ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên ăn quá no cũng như để quá đói;

– Chia nhỏ các bữa ăn ( thường từ 4-5 bữa/ngày), có bữa phụ buổi tối nhưng không quá muộn để tránh hạ đường huyết vào ban đêm;

– Không thay đổi quá nhanh và đột ngột chế độ và khẩu phần ăn.

Ngoài ra, hãy có một chế độ sinh hoạt phù hợp, thường xuyên tập thể dục và kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể để có mộ sức khỏe bảo đảm, đẩy lùi nhiều căn bệnh không riêng gì nguy cơ tiểu đường, mãn kinh vì thế cũng sẽ không còn đáng lo sợ nữa!

Ngoài ra, phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh cũng cần chủ động bảo vệ và nâng cao sức khỏe toàn cơ thể nói chung, tham khảo thêm bài viết: Những điều cần biết về giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh để bổ sung thêm kiến thức thời kì này. Ngoài tiểu đường, bốc hỏa cũng là hiện tượng thường gặp trong thời kì này, đọc bài viết Bị bốc hỏa uống thuốc gì an toàn để biết cách khắc phục.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn