[no_toc]
Mãn kinh có thể là thời kì khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ khi mà mức độ estrogen giảm gây ra một loạt các triệu chứng.
Tăng cân, da khô, thèm ăn, khó chịu, rối loạn giấc ngủ – tất cả những điều này có thể là manh mối cho thấy các hoóc-môn của bạn đang suy giảm và chu kỳ hàng tháng của bạn có thể sắp kết thúc. Nhưng những triệu chứng này cũng có thể là do các nguyên nhân khác như: căng thẳng quá mức, thiếu hụt vitamin, chế độ ăn kém, chức năng thượng thận kém, thiếu tập thể dục, v.v.
Vậy làm thế nào để biết bạn có đang thực sự bị mất cân bằng nội tiết tố? Để giúp bạn trả lời câu hỏi đó, chúng tôi đã cung cấp một bài kiểm tra đơn giản mà bạn có thể sử dụng để xác định xem liệu bạn có thực sự có sự mất cân bằng nội tiết tố hay không.
Tại sao việc kiểm tra rối loạn nội tiết tố lại quan trọng nếu tôi mãn kinh?
Khi tiếp cận thời kỳ mãn kinh, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên, đặc biệt là những bệnh liên quan đến lão hóa. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn đáng kể. Quỹ Loãng xương Quốc gia ước tính rằng khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ gặp nhiều vấn đề vì loãng xương.
Tại sao? Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương là sự mất cân bằng nội tiết tố gây trở ngại cho các tế bào hình thành xương. Vì estrogen tự nhiên duy trì sức mạnh của xương, phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mất xương rất cao vì nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm sau thời kỳ mãn kinh.
Bài tự kiểm tra mất cân bằng hormone
Tự hỏi mình 15 câu hỏi dưới. Bạn có các triệu chứng vừa phải đến nặng ở các khu vực sau không?
- Bạn trên 30 tuổi chưa? Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất mà bạn nhận thấy là gì? (Thời kỳ mãn kinh thường xảy ra trong độ tuổi từ 50 đến 55; tuy nhiên, các triệu chứng tiền mãn kinh có thể bắt đầu ở phụ nữ sớm nhất là những năm 30 và 40)
- Bạn có thèm đường, muối, caffeine hoặc carbohydrate không?
- Bạn có cảm thấy các cơn bốc hỏa trong người không?
- Bạn có gặp các triệu chứng trầm cảm, khó chịu hoặc thay đổi tâm trạng không?
- Bạn có sự thay đổi trong khẩu vị ăn uống không?
- Bạn có ngủ kém và cảm thấy chậm chạp, thiếu ngủ vào buổi sáng?
- Bạn có thấy tóc mỏng đi, gãy rụng và da khô hơn?
- Bạn đang thừa cân và ngày càng ăn nhiều chất béo hơn?
- Bạn có bị đầy hơi, đau đầu, giữ nước, sưng ngực và/hoặc thay đổi tâm trạng trước khi hành kinh?
- Bạn có tiền sử chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy máu nặng hoặc đau bụng kinh không?
- Bạn có thường bị nhịp tim không đều không?
- Bạn có bị suy giảm ham muốn tình dục không?
- Bạn có thường xuyên bị ù tai hoặc nghe “tiếng chuông” trong tai không?
- Bạn có thường xuyên bị đau khớp không?
- Bạn có biết mình bị một trong các tình trạng sau không: Vô sinh, lạc nội mạc tử cung, chức năng tuyến giáp thấp, hoặc chức năng thượng thận cạn kiệt?
Nếu câu trả lời là “có” cho nhiều một nửa câu hỏi, đã đến lúc bạn nên lên một cuộc hẹn với bác sĩ.
Khám sức khỏe
Trước khi bạn đến bác sĩ, hãy theo dõi bất kỳ triệu chứng nào bạn gặp phải, tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của chúng. Lưu ý thời gian mà bạn có kỳ kinh nguyệt cuối cùng và báo cáo mọi bất thường xảy ra. Lập danh sách các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn hiện đang dùng.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về ngày của kỳ kinh nguyệt cuối cùng cũng như tần suất bạn gặp các triệu chứng. Đừng ngại thảo luận về tất cả các triệu chứng của bạn. Mãn kinh là một quá trình tự nhiên và bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên chuyên môn.
Bác sĩ có thể quét âm đạo của bạn để kiểm tra độ pH, điều này cũng có thể giúp xác nhận thời kỳ mãn kinh. PH âm đạo là 4,5 trong những năm thuộc thời kì sinh sản. Trong thời kỳ mãn kinh, pH âm đạo tăng lên mức 6.
Nếu nghi ngờ các triệu chứng của bạn là do một tình trạng khác (chẳng hạn như suy buồng trứng hoặc tình trạng tuyến giáp) không phải mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm để loại trừ, có thể gồm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích nang trứng (FSH) (hiếm khi cần thiết) và estrogen của bạn
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- Xét nghiệm Lipid
- Xét nghiệm chức năng gan thận
Nếu bạn thực sự bước vào giai đoạn mãn kinh, hãy tiếp tục đến gặp bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe, bao gồm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra thể chất, cùng với đó hãy trang bị kiến thức về thời kì này, điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn một tốt nhất khi bạn già đi.
Ý kiến của bạn