Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, người phụ nữ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Các triệu chứng của giai đoạn này để lại không ít những khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, một trong số đó là gặp các cơn bốc hỏa, nóng bừng. Triệu chứng này làm phiền 3/4 phụ nữ tuổi mãn kinh và được mô tả như là một triệu chứng gây nhiều khó chịu nhất. Vậy chữa bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh như thế nào?
Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh
Có rất nhiều phương pháp chữa bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, trong đó ta có thể chia ra thành điều trị bằng y khoa gồm (liệu pháp hormone thay thế, liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học, sử dụng thuốc), điều trị bằng thảo dược từ thiên nhiên và các phương pháp điều trị bổ sung tại nhà.
Điều trị bằng y khoa
Liệu pháp hormone thay thế (HRT). Đây là phương pháp truyền thống để điều trị mãn kinh. Liệu pháp thay thế hormone bao gồm estrogen đơn độc hoặc estrogen kết hợp với progesterone (progestin). Estrogen và progestin đều là 2 hormone giới tính nữ và không còn được sản xuất trong thời kì mãn kinh nữa. Liệu pháp thay thế hormone sẽ thay thế các hormone này. Liệu pháp này không chỉ làm giảm các triệu chứng vận mạch (bốc hỏa lên đầu, bốc hỏa về đêm, bốc hỏa đổ mồ hôi, nóng bừng) mà còn đẩy lùi lão hóa da, giảm teo khô âm đạo, tăng mật độ xương, tăng ham muốn tình dục, tăng trí nhớ, vv.
Tuy nhiên, các nghiên cứu dài hạn của Sáng kiến Y tế Phụ nữ do NIH tài trợ nhận thấy rằng những phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và vú ung thư khi so sánh với những phụ nữ không điều trị bằng hormone. Những nghiên cứu sau đó về những phụ nữ dùng liệu pháp estrogen đơn độc cũng cho thấy rằng liệu pháp này có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ sau mãn kinh chưa được cắt bỏ tử cung. Hơn thế nữa, không phải phụ nữ nào cũng có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone, những phụ nữ sau đây tuyệt đối không được sử dụng liệu pháp này: những phụ nữ có tiền sử gia đình bà, mẹ, chị em bị ung thứ vú, ung thư cổ tử cung; những người có khối u tử cung, cổ tử cung, buồng trứng; những người có các bệnh về gan mật; những người có các khối u lành và ác tính ở vú; những người bị lạc nội mạc tử cung; những người có vấn đề về bệnh tim mạch; những người bị tai biến mạch máu não, vv.
Chính những tác dụng phụ nguy hiểm của liệu pháp này mà việc bổ sung estrogen cần được sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người có một liều đáp ứng với estrogen, cần khám và được hướng dẫn sử dụng thuốc một cách chu đáo, tuân thủ nghiêm túc đơn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra cũng cần theo dõi thường xuyên, nếu có vấn đề gì bất thường cần liên hệ ngay. Chị em tuyệt đối không được tự ý bổ sung estrogen bằng các loại thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc ngoài thị trường, cũng không được dùng chung đơn thuốc với người khác để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Liệu pháp thay thế nội tiết tố sinh học (BHRT). BHRT là viết tắt của cụm từ Bioidentical Hormone Replacement Therapy, liệu pháp này sử dụng các kích thích tố trong sản phẩm hóa học nhằm tổng hợp lên những hormone giống hệt với cơ thể sản xuất. Khác với liệu pháp HRT, liệu pháp BHRT có thể sử dụng được cho cả nam giới. Giống như liệu pháp HRT, BHRT cũng được dùng để điều trị các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, trong đó có chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh.
Về tính an toàn BHRT đến nay vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi bởi vẫn chưa có đủ thông tin. Một số tác dụng phụ tiềm tàng khi sử dụng liệu pháp này là: tăng nguy cơ đột quý, bệnh túi mật, thay đổi da, thay đổi tâm trạng, thay đổi thị lực, vv.
Bạn hãy hết sức thận trọng nếu gặp những quảng cáo về BHRT có tác dụng chống lại ung thư hoặc bệnh tim mạch và luôn tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Các phương pháp điều trị bằng thuốc theo toa khác cho bốc hỏa trong người ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh:
- Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh
- Clonidine (Catapres ) là một loại thuốc chống tăng huyết áp có thể làm giảm nóng ở một số phụ nữ. Clonidin được có dạng viên hoặc miếng dán da. Tác dụng phụ của clonidin là: khô miệng , táo bón , buồn ngủ hoặc khó ngủ.
- Gabapentin (Neurontin ), một loại thuốc được sử dụng chủ yếu để điều trị co giật, cũng có hiệu quả trong điều trị các cơn nóng.
- Megestrol acetate (Megace ) là một progestin đôi khi được kê toa trong một thời gian ngắn để giúp làm giảm các cơn nóng, nhưng loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu ngừng đột ngột.
- Medroxyprogesterone acetate (Depo-Provera ) là một loại thuốc progestin khác và được tiêm để chữa bốc bỏa tiền mãn kinh, mãn kinh. Nó có thể dẫn đến tăng cân cũng như mất xương.
Lưu ý. Việc sử dụng thuốc cầ có sự chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng.
Tìm hiểu chi tiết: Bị bốc hỏa uống thuốc gì?
Chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh bằng thảo dược thiên nhiên
Như ta thấy ở trên, việc chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh ở trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe và không thể sử dụng lâu dài. Chính vì thế hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ nên chuyển sang phương pháp tự nhiên để điều trị bốc hỏa ở phụ nữ.
Theo TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, nguyên Phó giám đốc BV Từ Dũ, bốc hỏa phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh cũng như nhiều triệu chứng khác của giai đoạn này đều có nguyên nhân gốc rễ là do sự suy giảm của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng, kéo theo bộ 3 nội tiết tố nữ suy giảm. Việc này còn làm rối loạn nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể khiến “cấu trúc nền” của da hư hại, hậu quả là da lão hóa, nhăn nheo, khô, sạm. Chính vì thế, để chữa bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh tận gốc, phụ nữ cần có giải pháp an toàn và lâu dài nhằm chăm sóc, duy trì sự ổn định của “hệ trục vàng”.
Người ta phát hiện ra rằng, isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự 17β-estradiol (estrogen nội sinh) nên nó có khả năng gắn kết với các thụ thể estrogen và bắt đầu phát huy đặc tính. Isoflavone đậu nành và liệu pháp thay thế hormone đều có chung cơ chế là làm tăng hoạt động của estrogen, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, trong đó có bốc hỏa. Tuy nhiê, isflavone không làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ trên mô vú và tử cung. Bởi Isoflavone có đặc tính kháng estrogen để điều hòa hoạt động của estrogen và nó gắn kết một cách có chọn lọc với thụ thể estrogen β (ERβ) nhiều hơn gấp 20-30 lần so với thụ thể Erα (thụ thể ERα có nhiều ở mô vú, nội mạc tử cung).
Một nghiên cứu về hiệu quả định lượng của isoflavone đậu nành trên các cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh cũng cho kết luận rằng: Isoflavone đậu nành có tác dụng nhẹ và chậm trong việc làm giảm bớt các cơn bốc hỏa tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh so với estradiol (kết luận này được rút ra từ 55 bài báo, 16 nghiên cứu trên 1710 đối tượng)
Phân tích 9.514 bệnh nhân bị ung thư vú cho thấy sử dụng đậu nành cũng không có tác dụng phụ đối với mô vú. Hơn nữa, sử dụng đậu nành làm giảm 25% sự xuất hiện khối u trong thời gian theo dõi hơn bảy năm. Điều này có nghĩa là, Isoflavone có thể sử dụng lâu dài như một liệu pháp thay thế liệu pháp HRT trong việc bảo vệ sức khỏe phái nữ giai đoạn mãn kinh.
Ngoài ra, isoflavone không chỉ giúp làm giảm bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh mà còn hỗ trợ điều trị loãng xương, bảo vệ tim mạch và làm giảm nhiều triệu chứng khó chịu khác.
Phong cách sống và biện pháp khắc phục bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh tại nhà
Ngoài việc điều trị bằng phương pháp y khoa, phong cách sống chính là một trong những phương pháp điều trị bổ sung giúp chữa bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả hơn.
- Mặc quần áo thoáng mát. Hãy mặc những bộ quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đó là quần áo được làm bằng chất liệu cotton. Đồng thời, bạn nên tránh mặc những bộ quần áo được làm bằng vải sợi pha nilon hay không có khả năng thấm hút mồ hôi.
- Thư giãn. Nhiều phụ nữ cảm thấy tần suất của các cơn bốc hỏa giảm rõ rệt thông qua việc thiền định, yoga, thở chậm – sâu hoặc các kỹ thuật giảm stress khác. Vì thế, bạn có thể thử một trong các phương pháp thư giãn trên, các phương pháp này không chỉ giúp giảm bốc hỏa mà còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ và giảm một số triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh khác.
- Giữ mát cho phòng ngủ. Phòng ngủ của bạn cần được giữ ở nhiệt độ thích hợp, hãy tạo một không gian sống thoải mái và thoáng mát, loại bỏ bớt những vật dụng không cần thiết để tạo thêm không gian thở.
- Không hút thuốc. Thuốc lá được chứng minh có liên quan đến việc tăng tần suất xuấ t hiện của các cơ bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh. Bằng cách không hút thuốc lá, bạn không chỉ hạn chế các cơn bốc hỏa mà còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
- Chú ý đến các loại thực phẩm bạn ăn. Thực phẩm nóng và cay, đồ uống có caffeine và rượu có thể kích hoạt các cơn nóng, vì thế hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
- Giảm cân. Bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, phụ nữ có nguy cơ mắc béo phì cao hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bốc hỏa. Nếu bạn đang thừa cân, hãy lên một kế hoạch giảm cân khoa học để duy trì một cân nặng hợp lý.
Ý kiến của bạn