Chu kỳ kinh nguyệt là một chuỗi các thay đổi sinh lý ở chị em phụ nữ đang trong giai đoạn dậy thì, sau dậy thì và trước thời kỳ mãn kinh. Ngày đèn đỏ là ngày kinh nguyệt xuất hiện thường kéo dài từ 3-7 ngày. Vậy làm sao để xác định được chính xác ngày đèn đỏ xuất hiện để tránh được những rắc rối vô tình nếu ngày đèn đỏ bất ngờ đến mà chị em không chuẩn bị trước?
Hiểu về “ngày đèn đỏ”
Ngày đèn đỏ hay ngày kinh nguyệt của chị em thường kéo dài trung bình từ 3-5 ngày. Ngày kinh nguyệt này dùng để báo hiệu cho chị em biết mình vẫn còn “khả năng sinh sản” nếu như bỗng một vài tháng gần đây ngày này bất thường hoặc không xảy ra thì chị em đang gặp vấn đề rối loạn kinh nguyệt hoặc chuẩn bị bước vào thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ có kinh đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Nó có thể kéo dài trung bình 28 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài từ 21 – 35 ngày. Đối với các XX mới dậy thì, chu kỳ này còn có thể kéo dài tới 45 ngày.
Khi chuẩn bị đến ngày đèn đỏ chị em có thể gặp một số biểu hiện như đau tức vòng 1, đầy hơi, đau lưng, mọc trứng cá… Đây chính là các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, báo hiệu cho chúng ta biết có “đèn đỏ” chuẩn bị xuất hiện do lượng hormon.
Đọc thêm bài viết: “Kinh nguyệt là gì?”
Cách tính ngày đèn đỏ chính xác
Bước 1: Các XX hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày bắt đầu. (Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là ngày mà âm đạo của bạn có hiện tượng ra máu. Nếu chỉ có vài giọt thì vẫn chưa tính là ngày đầu tiên nhé.)
Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày bắt đầu chu kỳ tiếp theo (lần có “đèn đỏ” tiếp theo) và đánh dấu lại.
Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được vòng kinh nguyệt của mình.
Ví dụ:
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 2/10.
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/10.
- Như vậy, suy ra vòng kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
- Khi tính được vòng kinh nguyệt của mình, đến tháng tiếp theo bạn chỉ cần lấy ngày bắt đầu hành kinh cộng với số ngày của chu kỳ kinh nguyệt là ra ngày đèn đỏ của tháng tới.
Theo dõi liên tục như vậy trong khoảng 6 tháng, chúng ta có thể tính được trung bình vòng kinh của mình, từ đó có thể xác định một cách chính xác ngày tiếp theo mà “đèn đỏ” sẽ xuất hiện.
Xem thêm: “Kinh nguyệt và các vấn đề thường gặp liên quan tới kinh nguyệt”
Tuy nhiên không ít trường hợp do sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chữa bệnh hoặc gặp một vấn đề gì về sức khỏe chu kì kinh nguyệt có thể lên xuống 1 vài ngày. Khi đó cần theo dõi các tháng tiếp theo để xác định lại chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Ý kiến của bạn