Đau bụng kinh đi ngoài cũng là một trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt – kinh nguyệt thường gặp. Tại sao lại có hiện tượng đau bụng kinh đi ngoài và khắc phục như thế nào?
Tại sao đau bụng kinh lại đi ngoài?
Lý do chính xác tại sao tiêu chảy lại hay xảy ra trong thời kỳ “đèn đỏ” cho đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nó khá phổ biến và thường đi kèm với đau bụng kinh. Hiện tượng này thường xảy ra trong 3 ngày đầu của chu kì kinh nguyệt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng gốc rễ của hiện tượng đau bụng kinh kèm đi ngoài là do prostaglandin – một chất hóa học được giải phóng trong thời gian hành kinh.
Nhu động ruột có thể thay đổi với các mức độ hormone khác nhau, bác sĩ Francisco J. Marrero, MD thuộc chuyên khoa dạ dày ruột của the Lake Charles Memorial Health System tại Louisiana nói. Không chỉ tiêu chảy, táo bón trong thời kì đèn đỏ cũng là hiện tượng mà nhiều phụ nữ gặp phải do sự thay đổi của hormone prostaglandin.
Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS – một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện) sẽ dễ bị đau bụng kinh đi ngoài hơn và IBS của họ cũng khó kiểm soát hơn khi bước vào chu kì kinh.
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh đi ngoài?
Nếu bạn là một trong những phụ nữ bị chứng đau kinh đi ngoài khi đến chu kì, bạn nên chuẩn bị cho bản thân trước khi chu kì đến.
- Cần tránh xa những thực phẩm dễ gây tiêu chảy như thực phẩm có vị chua, có tính cay nóng; chất kích thích. Thay vào đó, hãy dùng các thực phẩm giúp kiểm soát tiêu chảy như táo, chuối, bánh mỳ, gạo…
- Đau bụng kinh bị đi ngoài càng căng thẳng, lo lắng càng gia tăng về mức độ. Vì thế, hãy bình tĩnh, thư giãn để có được trạng thái tâm lí thoải mái
- Bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm có chứa hocmon tự nhiên, kết hợp isoflavones và chasteberry, giúp ổn định những sự thay đổi bất thường của hocmon nữ đặc biệt là ở những gặp hội chứng tiền kinh nguyệt – kinh nguyệt. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì sản phẩm nào cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn, bạn tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc.
Nếu hiện tượng đau bụng kinh đi ngoài diễn ra thường xuyên và không thuyên giảm, bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó tìm biện pháp điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ý kiến của bạn