Đau bụng kinh kèm đi ngoài có sao không?

Hỏi:

Em là Nguyễn Thị Hoài, năm nay 21 tuổi hiện đang là sinh viên trường đại học Văn Hóa Hà Nội. Chu kỳ kinh nguyệt của em thường không đều, mỗi lần có kinh nguyệt thường bị đau bụng. Mỗi lần bị đau bụng kinh em thường bị đi ngoài kèm theo. Em rất lo lắng không biết có phải mình bị bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn.

Đau bụng kinh kèm đi ngoài có sao không? 1

Trả lời:

Chào bạn Hoài!

Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Đau bụng kinh là hiện tượng gặp khá phổ biến ở nhiều chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Tùy theo cơ địa từng người mà cơn đau bụng kinh âm ỉ hay nặng nề. Đau bụng kinh thường có một số triệu chứng chung như sau:

  • Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới, đau có thể lan xuống vùng đùi, xương mu và bẹn trong
  • Ngực căng tức, đầu ngực thường đau nhẹ
  • Bụng đầy hơi, buồn nôn, nôn đôi khi có kèm hiện tượng tiêu chảy
  • Đau lưng, đau đàu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thậm chí có thể sốt nhẹ
  • Tinh thần và tâm trạng thay đổi, dễ nóng giận vô cớ
  • Da nổi nhiều mụn và nhiều nhờn hơn so với bình thường

Khi có kinh nguyệt bạn thường bị đau bụng kinh kèm tiêu chảy. Nguyên nhân có thể do các hóa chất tự nhiên có tên gọi là prostagiandin được cơ thể sản xuất ra để tạo các cơn co thắt tử cung, trợ giúp cho việc đẩy huyết ra ngoài. Prostaglandin cũng gây ra các cơn co thắt trong ruột dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt là trong những ngày đầu của nguyệt san.

Để cải thiện tình trạng này, chị em nên sử dụng những thực phẩm không có nguy cơ gây tiêu chảy như gạo, bánh mì, chuối,….để cải thiện tình trạng. Nếu đau bụng kinh kèm tiêu chảy không giảm cần phải thăm khám để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Với tình trạng đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Với đau bụng kinh thông thường chị em chỉ cần sử dụng một số mẹo nhỏ để giảm đau như:

  • Chườm nóng, tắm ấm
  • Đắp gừng, uống nước gừng
  • Massage bụng dưới nhẹ nhàng
  • Cải thiện chế độ ăn uống đủ chất
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ ấm cơ thể
  • Hạn chế làm việc nặng nhọc, nghỉ ngơi hợp lý

Khi cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ bạn có thể dùng thuốc giảm đau dưới sự tư vấn của bác sĩ. Một số trường hợp đau bụng kinh là dấu hiệu của một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm dính tử cung, viêm vùng chậu,…chị em cần thăm khám cụ thể và có hướng điều trị tích cực.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện đau bụng kinh từ cây Vitex. Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)” Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

 Xem thêm:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn