Đau bụng kinh – Khi nào cần đi khám?

Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng PMS điển hình. Tuy nhiên, đôi khi đau bụng kinh lại là cảnh báo của những vấn đề nguy hiểm khác.

Ngoài kì kinh bị đau vùng chậu

Đau vùng chậu ngay trước và trong những ngày đầu tiên của chu kì hoặc đau trong khoảng ngày rụng trứng là điều bình thường. Nhưng nếu bạn gặp hiện tượng này ngoài những khoảng thời gian trên thì là một dấu hiệu xấu. Hiện tượng này thường đi kèm với cả đau khi quan hệ tình dục.

Đau vùng chậu ngoài chu kì kinh có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, vv. Với mỗi vấn đề lại kèm theo những triệu chứng của vấn đề đó.

Đau bụng kinh kéo dài trên 2-3 ngày

Bạn có thể hành kinh từ 2-7 ngày và điều này là bình thường. Nhưng nếu những cơn đau cũng kéo dài theo những ngày hành kinh thì chính là dấu hiệu bất thường. Thông thường, đau bụng kinh chỉ kéo dài khoảng 2-3 ngày trước khi kinh nguyệt đến hoặc 2-3 ngày đầu hành kinh và chắc chắn phải hết đau khi kết thúc chu kì.

Hãy tới bác sĩ kiểm tra nếu gặp hiện tượng này!

Có nhiều trường hợp, đau bụng kinh là cảnh báo của một vấn đề y tế guy hiểm khác (Ảnh minh họa)

Có nhiều trường hợp, đau bụng kinh là cảnh báo của một vấn đề y tế guy hiểm khác (Ảnh minh họa)

Đau bụng kinh dữ dội và không thể sinh hoạt bình thường

Theo thống kê, có khoảng 5-20% phụ nữ bị xáo trộn hẳn cuộc sống do các cơn đau bụng kinh. Thế nhưng đau bụng kinh dữ dội đôi khi cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, hẹp cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm vùng chậu mạn tính.

Vì thế nếu bạn bị đau bụng kinh đến mức ảnh hưởng tới sinh hoạt, kèm theo những triệu chứng bất thường, hãy tới bác sĩ kiểm tra ngay.

Thuốc giảm đau không kê toa không làm bạn khá hơn

Nhiều người bị đau bụng kinh và mua một số loại thuốc giảm đau không kê toa để sử dụng. Tuy nhiên, nếu những loại thuốc này không làm bạn khá hơn, hãy đi khám.

Nhân đây cũng xin nhắc nhở bạn rằng, các loại thuốc giảm đau không kê toa không phải là những loại thuốc hoàn toàn vô hại. Nếu sử dụng quá liều, không đúng chỉ định có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Đọc thêm bài viết Đau bụng kinh nên uống thuốc gì để tìm hiểu thêm về các loại thuốc trị đau bụng kinh.

Tổng kết

Đau bụng kinh được chia làm 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyệt phát là đau bụng kinh tự nhiên, thường gặp ở những bạn nữ mới hành kinh thời kì đầu và kéo dài trong khoảng 3 năm. Đau bụng kinh nguyên phát không phải là dau bụng kinh do bệnh lý gây nên.
  • Đau bụng kinh thứ phát là đau bụng kinh do các vấn đề y tế gây nên. Thường xảy ra sau 3 năm hoặc sau khi sinh. Nếu gặp hiện tượng này, cần lập tức đi khám để chữa trị kịp thời các nguyên nhân gây nên, nếu không nó có thể biến chứng nghiêm trọng và dẫn tới vô sinh hay tử vong.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp giảm đau bụng kinh nguyên phát:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn