Khi tới kỳ kinh nguyệt nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh, có người đau âm ỉ nhưng có những chị em bị đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng tới công việc, học tập cũng như cuộc sống. Nhiều chị em thắc mắc: Đau bụng kinh nên uống thuốc gì? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Đau bụng kinh là gì? Thuốc giảm đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới xảy ra ở một số phụ nữ vào trước hoặc trong thời gian hành kinh. Hiện tượng này thường gặp ở các bạn gái khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Theo số liệu thống kê, độ tuổi thường bị đau bụng kinh từ 15 – 25 và đặc biệt trầm trọng vào 3 năm đầu tiên khi bắt đầu có kinh. Cảm giác đau đớn gây ảnh hưởng lớn tới công việc, học tập cũng như cuộc sống của chị em. Ở một số chị em đã có gia đình, có con cũng bị đau bụng kinh do có liên quan tới bệnh phụ nữ như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,…
Một số thuốc dùng khi bị đau bụng kinh:
Thuốc giảm đau đơn thuần
Có thể dùng paracetamol để giảm đau trong vài giờ, đây là lựa chọn khá an toàn và sẵn có các chế phẩm để dễ dàng lựa chọn như: dạng viên nén, viên sủi, bột pha để uống… Mặc dù có thuốc có tác dụng giảm đau khá hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn thuốc khác nhưng không nên lạm dụng. Dùng paracetamol liều cao có thể gây tổn thương tế bào gan không hồi phục.
Khi dùng thuốc nên tránh hoặc hạn chế uống rượu vì uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol. Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em trừ khi do thầy thuốc chỉ định.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
Một số thuốc hay dùng như: aspirin, diclofenac, ibuprofen, naproxen, indometacin, ketoprofen, piroxicam, meloxicam… Nhóm thuốc hay dùng để giảm đau bụng kinh vì chúng có tác dụng ức chế enzym prostaglandin – chất được cho là nguyên nhân khởi phát gây đau bụng khi có kinh.
Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe như kích ứng đường tiêu hóa, gây loét dạ dày, ù tai,… Do đó, không nên lạm dụng khi sử dụng thuốc, phải dùng có liều lượng, tuân thủ cách dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra
Thuốc chống co thắt
Thường dùng nhất phải kể đến alverine hay drotaverine (no-spa) và nhiều chất khác cùng nhóm. Loại thuốc này có tác dụng tốt trong trường hợp đau quặn bụng kèm co thắt nhưng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như khô miệng, rối loạn bài tiết mồ hôi, tim đập nhanh, bí tiểu, …(mức độ nhẹ).
Thuốc nội tiết sinh dục nữ
Tiêu biểu là viêm uống tránh thai kết hợp (có cả progesteron và estrogen) giúp điều trị đau bụng kinh khá tốt nhất là với lứa tuổi dậy thì. Thuốc này có tác dụng giảm sự tổng hợp chế xuất prostaglandin, làm nội mạc tử cung kém phát triển, có tác dụng giảm đau rõ rệt.
Nhưng cần xem xét kỹ tùy theo đối tượng, độ tuổi để sử dụng sao cho hiệu quả và an toàn nhất.
Một số thuốc khác
Ở một số chị em quá nhạy cảm, sức chịu đau ké có thể sử dụng một số thuốc an thần diazepam, canxi, vitamin D2, D3, vitamin C để giảm kích thích; kết hợp với tập luyện cho ngưỡng chịu đựng quen dần.
Sử dụng dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu)
Cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.
Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …
Lưu ý: Trong trường hợp nếu uống thuốc vẫn không khỏi đau chị em cần khám xét cụ thể để tìm ra nguyên nhân bệnh lý tùy theo đó sẽ có cách điều trị.
Xem thêm:
Một số biện pháp khác giúp giảm đau bụng kinh tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc, có một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh khá hiệu quả, chị em có thể áp dụng giúp ổn định sức khỏe và tiếp tục công việc hàng ngày.
Sử dụng nhiệt
Chị em có thể giảm đau bụng kinh bằng cách sử dụng miếng dán nhiệt, bình nước ấm áp lên bụng hoặc tắm ấm giúp xoa dịu cơn đau bụng kinh giúp chị em dễ chịu hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm đau bụng kinh
Một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp bạn đỡ đau bụng kinh hơn, có thể chọn môn thể thao như đi bộ, đạp xe đạp trong những ngày này vừa giúp tăng cường sức khỏe, hít thở không khí trong lành vừa giúp thư giãn tinh thần giúp giảm khó chịu trong những ngày hành kinh.
Xoa bóp
Biện pháp xoa bóp giúp làm giảm cơn đau bụng kinh, xoa bóp ở vùng bị dau với động tác nhẹ nhàng và theo hướng vòng tròn. Cần lưu ý, không nên chọn cách đấm lưng vì việc đấm lưng trong những ngày kinh nguyệt có hại cho cơ thể của bạn. Vì khi chúng ta dùng tay đấm vào lưng và thắt lưng có thể làm khoang chậu bị xung huyết nặng nề hơn, máu chảy tăng hơn, ra nhiều, liên tục và kéo dài thời gian hành kinh.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Để giảm đau bụng kinh, chị em cần lưu ý về chế độ ăn uống:
- Không ăn nhiều tinh bột, chất béo, các thực phẩm chế biến sẵn vì khiến tử cung co bóp nhiều hơn gây đau bụng dữ dội
- Chè, cà phê, đồ uống chứa caffein,…không nên uống
- Bổ sung các thực phẩm như thịt bò, sữa trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần vì thực phẩm này giàu canxi giảm bớt lượng acid arachidonic hạn chế cơn đau.
- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, B6, E, Magie, Kali, Canxi… Magie giúp giãn cơ trơn tử cung làm giảm cơn đau bụng kinh (1 ngày nên bổ sung 300mg magie).
- Các thực phẩm như hạt vừng, rau bina, nấm, hải sản: những thực phẩm này chứa nhiều kẽm. Kẽm tác dụng vào prostaglandin làm dịu nhẹ cơn đau.
- Chuối, nho khô, nước cam tốt cho bạn khi bị đau bụng kinh vì có chứa nhiều kali khiến cơ trơn co bóp nhiều hơn giúp giảm đau bụng kinh.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Cần vệ sinh sạch sẽ cùng kín hàng ngày đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ. Bên cạnh đó, tránh làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Cần gặp bác sĩ khi nào?
Khi bạn cảm thấy lo lắng về tình trạng đau bụng kinh của mình nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Khi có những vấn đề dưới đây cần gặp bác sĩ ngay:
- Đau bụng nhiều
- Đau bụng thậm chí khi chu kỳ kinh nguyệt đã qua
- Ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu nhiều hơn và lâu hơn thường lệ
- Có chảy dịch bất thường từ âm đạo đặc biệt khi dịch dính và có mùi hôi
- Sốt
Ý kiến của bạn