Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu và khắc phục

Nhiều chị em gặp phải tình trạng đau bụng kinh nhưng ra ít máu khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này, cách khắc phục như thế nào? Mời chị em theo dõi những thông tin dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên và giúp chị em có hướng xử trí khi gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu và khắc phục 1

Như thế nào gọi là kinh nguyệt ít?

Bình thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em từ khoảng 28 – 33 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày. Lượng máu kinh khoảng 20 – 80 ml. Với những bạn gái có số ngày kinh nguyệt nhỏ hơn 3 ngày và lượng máu kinh ít hơn 20 ml là dấu hiệu của kinh nguyệt ít.

Việc xác định lượng kinh nguyệt thường khá khó khăn, để đánh giá kinh nguyệt ít hay không dựa vào số ngày hành kinh của bạn. Nếu số ngày hành kinh có 2 ngày chứng tỏ lượng máu kinh khá ít. Ngoài ra, chị em còn nhận biết sự thay đổi của lượng máu kinh thông qua số băng vệ sinh dùng trong tháng. Nếu trong chu kỳ, số băng vệ sinh dùng càng ít đi chứng tỏ kinh nguyệt ra ít, khi đó bạn nên đến trung tâm y tế để thăm khám và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp cải thiện hiệu quả.

Xem thêm:

Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu hay còn được gọi là kinh nguyệt ít có nhiều nguyên nhân gây ra, tùy cơ địa của mỗi người hoặc do các bệnh lý phụ khoa hoặc buồng trứng gây ra.

Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng ra ít máu 1

Đau bụng kinh ngưng ra ít máu có thể là dấu hiệu mới mang thai

Có thể mang thai

Một số chị em có thai nhưng không hề phát hiện ra mình đang mang thai vì vẫn đang có kinh nguyệt. Trên thực tế có nhiều chị em đang mang thai nhưng vẫn uống rượu vì họ vẫn thấy kinh nguyệt và không biết mình mang thai. Trường hợp đau bụng kinh nhưng ra ít máu có màu đen cũng có thể là có thai ngoài tử cung, điều này thực sự nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, khi có dấu hiệu đau bụng kinh nhưng ra ít máu bạn nên tới trung tâm y tế để kiểm tra. Với trường hợp mang thai nhưng ra máu có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé, cần được bác sĩ tư vấn cụ thể.

7 lí do khiến lượng kinh nguyệt của bạn ít hơn so với bình thường - Ảnh 1. Căng thẳng, stress quá mức

Chị em bị căng thẳng, stress quá mức trong học tập, công việc, cuộc sống khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Chị em vẫn xuất hiện dấu hiệu của kinh nguyệt như đau bụng kinh nhưng lượng máu kinh ra ít hơn so với bình thường. Do đó, cần có biện pháp giảm stress, căng thẳng sẽ cải thiện tình trạng này.

Bệnh lý buồng trứng

Một số chị em có bệnh lý ở buồng trứng khiến hành kinh nhưng không có hiện tượng rụng trúng. Khi không rụng trứng, sự dao động về mức độ oestrogen có thể gây bong những mảnh nội mạc tử cung nhỏ nên chỉ thấy một lượng ít máu.

Sẹo hóa nội mạc tử cung

Chứng sẹo hóa ở bộ phận nội mạc tử cung có biểu hiện lâm sàng là lượng kinh nguyệt ra ít. Trường hợp kinh nguyệt ra ít do bệnh nội mạc tử cung đường đồ thị nhiệt độ cơ sở và mức độ oestrogen hoàng thể đều bình thường. Nhưng khi kiểm tra soi buồng tử cung có thể phát hiện thấy nội mạc mỏng, có sẹo hoặc dính.

Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bắt rễ của trứng đã thụ tinh và dẫn đến vô sinh, việc điều trị tương đối khó khăn. Nội mạc đã bị sẹo hóa khó tái sinh nhưng cũng không gây hậu quả nghiêm trọng, việc uống thuốc bắc nhằm làm hoạt huyết cũng có thể đạt được hiệu quả chữa trị.

Nạo phá thai

Ở những người nạo phá thai buồng tử cung đã bị dính hoặc mạch máu kinh bị cản trở khiến kinh nguyệt ra ít thậm chí gây ra thống kinh hoặc đau bụng kinh dữ dội. Với những trường hợp này cần tới bệnh viện để phòng ngừa tình trạng bị dính nội mạc tử cung.

Không giữ vệ sinh

Một số chị em không giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, bị lạnh hoặc nóng quá khi có kinh nguyệt có thể làm thay đổi chu kì kinh nguyệt dẫn tới kinh nguyệt ít

Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Ăn uống hàng ngày thiếu chất đạm, vitamin E, C, A cũng là nguyên nhân dẫn tới kinh nguyệt ra ít

Bắt đầu mãn kinh

Khi bạn bước vào giai đoạn dầu của mãn kinh, chu kì kinh nguyệt thay đổi khiến lượng máu kinh ra ít hoặc không có. Để cải thiện triệu chứng tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh chị em xem chi tiết: TẠI ĐÂY

Hẹp tử cung

Khi cổ tử cung bị hẹp hoặc đóng hoàn toàn máu kinh nguyệt bị mắc kẹt trong tử cung hoặc chỉ có thể chảy ra từ từ khiến lượng máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt ít.

Mất nhiều máu trong và sau khi sinh

Mất nhiều máu sẽ làm mất đi dưỡng khí oxy, điều này có thể làm tổn hại đến tuyến yên và gây ra một chứng bệnh gọi là hội chứng Sheehan. Điều này sẽ dẫn tới cơ thể bạn bị giảm đáng kể lượng hormone sản sinh ra tuyến tiền liệt, bao gồm cả những hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Coi chừng đau bụng kinh nhưng ra máu ít (kinh nguyệt ít)?

Kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt ít là biểu hiện của một số bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là vô sinh cần cẩn trọng:

Coi chừng đau bụng kinh nhưng ra máu ít (kinh nguyệt ít)? 1

Viêm nội mạc tử cung: Viêm nhiễm tại lớp niêm mạc tử cung khiến lớp nội mạc mỏng đi và quá trình bong tróc không diễn ra theo đúng quy luật gây ra tình trạng máu kinh ít.

Bệnh về buồng trứng: Buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng là bệnh phụ khoa gây vô sinh thường gặp nhất ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của buồng trứng cũng như quá trình rụng trứng, sự dày lên của niêm mạc tử cung gây ra tình trạng đau bụng dưới sau khi hết kinh nguyêt, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít.

U xơ cổ tử cung: Nếu không được điều trị sớm u phát triển tăng lên về kích thước chèn ép các bộ phận lân cận khác ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt khiến kinh nguyệt ra ít, có màu đen và vón cục.

Bệnh lý phụ khoa khác: Bệnh lý viêm nhiễm tại vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, ung thư nội mạc tử cung… nếu không được điều trị sớm và đúng cách chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ vô sinh.

Đau bụng kinh nhưng ra ít máu cần làm gì?

Để cải thiện tình trạng đau bụng kinh nhưng ra ít máu cần tìm ra nguyên nhân cụ thể. Với những trường hợp do bệnh lý gây nên cần được thăm khám cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, cần lưu ý:

Chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc

Dù công việc hay học tập có bận rộn tới đâu nhưng bạn cũng nên dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe tốt, đầu óc minh mẫn

Bổ sung dinh dưỡng cần thiết

Thiếu chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây kinh nguyệt ít. Vì vậy, trong thực đơn hang fngày bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường chất đạm và vitamin, sắt… để bồ bổ máu. Ngoài ra, bạn hãy hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thức ăn quá mặn, tránh dùng chất kích thích.

Thay đổi lối sống lành mạnh

Tạo lối sống lành mạnh, tinh thần thoải mái, tự do không nên có tâm trạng căng thẳng, ủ rũ. Bên cạnh đó, cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe (tránh vận động quá mức).

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ và đúng cách để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên. Bạn nên thay sau 3 – 4 giờ một lần để vi khuẩn, nấm ngứa không phát triển.

Khi tình trạng kinh nguyệt ít vẫn không khắc phục khi đã áp dụng các phương pháp trên bạn nên tìm bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp. Không được tự ý mua thuốc về điều trị dẫn tới việc điều trị không đúng bệnh, làm tình trạng ngày càng nặng thêm.

Một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả cho chị em bị đau bụng kinh khi tới ngày đèn đỏ là sử dụng biện pháp có nguồn gốc thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn