Đậu nành và các tác dụng của đậu nành

Đậu nành hay còn gọi là đậu tương, đỗ tương là một loại hạt nhà đậu rất thông dụng đối với người Việt Nam. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao giàu hàm lượng đạm protein rất đối với con người ngoài ra đậu nành còn có rất nhiều tác dụng lên sức khỏe con người. 

Giới thiệu về cây đậu nành

Giới thiệu về cây đậu nành 1

Tên gọi: Đậu nành còn có các tên gọi khác là đậu tương, đỗ tương.

Tên khoa học: Glycine max thuộc cây Họ đậu: Fabaceae, Bộ: Fabales

Phân bố

Cây đậu nành là loại cây bản địa bắt nguồn ở Đông Á. Tại Việt Nam, cây đậu nành tập trung ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp); Ở miền Bắc đây là vụ đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Cây đậu nành được trồng, sản xuất để lấy hạy bởi trong hạt đậu nành chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt đậu nành được dùng để làm thức ăn thực phẩm dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

Thành phần hóa học của hạt đậu nành

Hạt đậu nành chứa 8% nước; 5% chất vô cơ; 15- 25% glucose; 15-20% chất béo; 35- 45% chất đạm protein với đủ các loại amino acid cần thiết bao gồm: isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F.

Quan trọng hơn cả là  trong hạt đậu nành có một hóa chất tương tự như  kích thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị  và ngừa một số bệnh. Đó là chất isoflavones gọi là flavone đậu nành. Isoflavone trong đậu nành có công thức hóa học gần giống như kích thích tố nữ estrogen. Vì thế nó được mệnh danh là estrogen thảo mộc (phyto-estrogen) và được nghiên cứu về công dụng đối với cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng trong hạt đậu nành

Vì có nhiều đạm chất nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á châu. Tại Nhật Bản, Trung Hoa 60% đạm tiêu thụ hàng ngày  đều do đậu nành cung cấp. Đạm này rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm chất hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được thì đều có trong đậu nành. Khi đậu nành ăn chung với một số ngũ cốc như ngô bắp thì nó sẽ bổ sung một số amino acid mà ngô không có. Với trẻ em, chất đạm của đậu nành là món ăn quý giá cho các em bị dị ứng với sữa bò hoặc không tiêu thụ được đường lactose. Đậu nành sẽ giúp các em tăng trưởng tốt.

Một kết quả so sánh giữa giá trị dinh dưỡng của đậu nành với thịt bò cho thấy: trong 100 gr đậu nành có 411 calo; 34 gr đạm; 18 gr béo; 165mg calcium; 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21gr đạm; 9gr béo; 10mg calcium và 2.7 mg sắt.

Tác dụng của hạt đậu nành

10 tác dụng của đậu nành với sức khỏe con người

1. Tăng cường chức năng miễn dịch: đậu nành chứa rất nhiều protein thực vật. Nếu cơ thể con người thiếu chất đạm sẽ dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi và các triệu chứng khác . Ăn đậu nành không chỉ có thể bổ sung protein , nhưng cũng giúp tránh tăng cholesterol do ăn thịt .

2. Cải thiện trí thông minh: đậu nành có chứa một số lượng lớn lecithin, đó là một trong những thành phần quan trọng của não bộ. Ăn đậu nành có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Ngoài ra, phytosterol có trong lecithin đậu nành cũng có thể tăng cường chức năng và sức sống của các tế bào thần kinh.

3. Tăng cường các mô và các cơ quan: lecithin đậu nành có thể thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo , và tăng cường các mô và cơ quan trong cơ thể con người . Ngoài ra, nó cũng có thể làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể , cải thiện sự trao đổi chất của lipid , cũng như ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch vành.

4. Tăng năng lượng : protein có trong đậu nành có thể làm tăng sự hưng phấn và ức chế chức năng của vỏ não, để nâng cao việc học tập và làm việc hiệu quả. Đồng thời nó cũng có thể giúp làm giảm bớt tâm trạng chán nản.

5. Làm trắng và chăm sóc da : đậu nành giàu isoflavone, loại estrogen thực vật này không chỉ có thể làm chậm quá trình lão hóa da mà còn có thể làm giảm bớt hội chứng tiền mãn kinh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, đậu nành có chứa axit linoleic có thể ngăn chặn sự tổng hợp melanin trong tế bào da.

6. Ngăn ngừa ung thư: đậu nành có chứa protease inhibin . Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York đã phát hiện ra rằng nó có thể ức chế nhiều loại ung thư, đặc biệt ung thư vú

7. Ngăn chặn quá trình oxy hóa: các saponin đậu nành có tác dụng chống oxy hóa, giúp xóa đi những gốc tự do trong cơ thể con người . Đồng thời nó cũng có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào khối u và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể.

8. Giảm mỡ trong máu: các sterol thực vật có trong đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Nó có thể cạnh tranh với cholesterol trong ruột và làm giảm hấp thu cholesterol, giảm mức độ “cholesterol xấu” ở bệnh nhân tăng lipid máu , mặt khác không ảnh hưởng đến “cholesterol tốt”. Tác dụng của đậu nành trong việc giảm cholesterol rất rõ ràng

9. Ngăn ngừa điếc: đậu nành chứa nhiều sắt và kẽm hơn các thực phẩm khác, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống điếc cho người cao tuổi .

10. Giảm huyết áp: nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có huyết áp cao có xu hướng mất quá nhiều natri trong khi quá ít kali. Ăn nhiều thực phẩm giàu kali có thể trục xuất các muối natri dư thừa trong cơ thể. Đậu nành rất giàu kali, mỗi 100 gram đậu nành chứa 1503 mg kali. Vì vậy bệnh nhân bị huyết áp cao nên ăn đậu nành giúp bổ sung đủ kali cho cơ thể.

Tác dụng của đậu nành với phái đẹp

Tác dụng kì diệu cho làn da

Làn da của chị em chủ yếu nhờ các sợi collagen giúp da đàn hồi và khỏe mạnh. Khi da bị lão hoá sẽ giảm sản sinh collagen, lớp da sẽ trở nên mỏng hơn và kém đàn hồi hơn dẫn đến làn da bị chảy sệ, nhăn, mối lo ngại nhất của phụ nữ. Đặc biệt là môi trường sống ngày càng ô nhiễm như hiện nay, khẩu phần ăn, lối sống, tia bức xạ, các chất độc hại, các stress, đều dẫn đến sự gia tăng gốc tự do trong cơ thể gây oxy hoá và gây lão hoá cho làn da.

Công dụng sữa đậu nành giúp chống lão hóa da. Bởi vì trong đậu nành có chứa Isoflavones là chất có hoạt tính chống oxi hóa rất tốt khả năng trung hòa các gốc tự do. Ngoài ra, Isoflavones trong đậu nành còn giúp tác động lên nồng độ của collagen, làm tăng đáng kể độ dày, độ săn chắc và độ ẩm của da, giúp bảo vệ và làm đẹp da của chị em (**).

Đậu nành – vóc dáng cân đối

“Đàn bà thắt đáy lưng ong, vừa khéo chiều chồng lại khéo chăm con”. Vòng eo “con kiến, con ong” không chỉ là chuẩn mực cho vẻ đẹp xưa mà còn là niềm mơ ước của chị em ngày nay. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, công việc văn phòng khiến nhiều chị em mình gặp vấn đề với “eo bánh mì, béo bụng”. Bên cạnh các biện pháp tập luyện, đậu nành cũng là một “trợ thủ đắc lực” để chị em giảm mỡ bụng. Sản phẩm từ đậu nành chứa nhiều thành phần có lợi và có tác dụng cộng hưởng tạo ra những hiệu quả kỳ diệu. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy protein và isoflavones trong đậu nành sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng nội tiết tố nữ, kích thích sự tích tụ chất béo ở vòng một và vòng ba, ức chế hình thành chất béo ở bụng, giúp cho phụ nữ giữ được vóc dáng cân đối tránh tình trạng “béo bụng”. Nhờ đó vừa giúp chị em có dáng đẹp mà vẫn duy trì sức khỏe tốt.

Đậu nành hoàn toàn không chứa cholesterol, rất ít chất béo không no, nhiều chất xơ và là một nguồn cung cấp protein tuyệt hảo là “người bạn” hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, làn da và vóc dáng của phái đẹp.

Bạn đồng hành của tuổi mãn kinh

Một nhà nghiên cứu về đậu nành nổi tiếng đã phát hiện ra rằng phụ nữ Nhật bản – những người dùng nhiều đậu nành nhất – đã trải qua thời tiền mãn kinh nhẹ nhàng hơn so với phụ nữ phương Tây. Đậu nành cũng giúp giảm lượng cholesterol, điều hòa lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị loãng xương. Mỗi ngày, ngoài các loại rau quả, cơ thể nên hấp thụ ít nhất từ 100 – 150g đậu nành từ sữa đậu nành, đậu hũ hoặc các thức ăn được chế biến từ đậu nành.

Đậu nành chứa nhiều vitamin E, kẽm, sắt làm cho da thêm mịn màng, hồng hào và hạn chế các nếp nhăn trên mặt. Đậu nành còn giúp kéo dài tuổi thọ, điều hòa huyết áp, chống giảm trí nhớ và stress, ngăn ngừa ung thư vú.

Trong đậu nành có chất phytoestrogen như một chất thay thế nội tiết tố nữ. Trong các hóa chất thực vật của đậu nành, isoflavone đậu nành có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.

Phytoestrogen dạng isoflavone không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như trong liệu pháp estrogen dài hạn và không liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tử cung hay ung thư vú. Điều này làm cho đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu nành thực sự trở thành sự lựa chọn an toàn, hiệu quả trong việc “đối phó” với các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và cho sức khoẻ của phụ nữ nói chung

Tác dụng của đậu nành với sức khỏe nam giới

Hạn chế bệnh tiểu đường: Đậu nành có chỉ số glycemic thấp, vì vậy họ không nâng cấp đường trong máu như carbohydrate khác. Các chuyên gia cho biết nguồn protein dồi dào trong đậu nành có tác dụng chuyển hóa chất béo trong gan và mô mỡ, hạn chế sự hình thành các axít béo và cholesterol mới. Vì thế nó phòng bệnh tiểu đường rất tốt.

Tăng cường bắp: Đậu nành cung cấp nguồn protein lớn tuy nhiên không nên dùng quá liều lượng với đậu nành. Chỉ cần một số ít các hạt đậu nành hoặc đậu nành trong xúc xích nóng kẹp bánh mì hoặc smoothie đậu nành là đủ để giúp tăng cường sức lực và cơ bắp cho nam giới rồi.

Giảm nguy cơ bệnh tuyến tiền liệt: Tác dụng của đậu nành với sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt có thể khác nhau theo các giai đoạn bệnh – theo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho biết.

 Nhật Bản nơi có số lượng nam giới đông đảo nhất tiêu thụ đậu nành thường xuyên trong suốt cuộc đời đã giúp đàn ông Nhật Bản chống lại tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt xuống mức thấp nhấp. Thực tế đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở Nhật Bản thấp hơn đáng kể ở các nước châu Á khác và đặc biệt là khi so sánh với các nước phương Tây.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn