Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đa phần nguyên nhân là do do chức năng của buồng trứng chưa hoàn thiện hoặc do nội tiết không đều. Việc điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là điều cần thiết không nên quá chủ quan xem thường vì nó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ sau này.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì có tới 70% người mắc
Theo thống kê của y tế, tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì xảy ra với trên 70% người phụ nữ. Đa số chị em mắc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đều có triệu chứng chu kỳ kinh không đều đặn như độ tuổi trưởng thành, rất khó xác định được ngày hành kinh tiếp theo của mình và tình trạng này kéo dài 1-3 năm tùy từng người.
Một số biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì thường gặp:
– Chu kỳ kinh không xác đinh được: có trường hợp chu kỳ kinh rất ngắn 2-3 tuần đã lại xuất hiện kinh nguyệt, hoặc có khi kéo dài tới vài tháng mới xảy ra hành kinh. Tuổi dậy thì có thể gặp cả 2 trường hợp chu kỳ kinh dài hoặc ngắn trong cùng một cơ thể. Cá biệt có trường hợp vô kinh thứ phát nghĩa là mất kinh trên 6 tháng sau đó lại có lại.
– Lượng máu kinh thường ra ít nhưng kéo dài ngày khoảng từ 30-50ml nhưng kéo dài tới 6-7 ngày. Các trường hợp máu kinh ra ít hơn 20ml kéo dài duới 3 ngày hoặc máu kinh ra nhiều và thời gian dài ngắn tùy từng người thường ít gặp hơn.
Các biểu hiện như trên ở tuổi dậy thì thực ra là vấn đề sinh lý không quá đáng lo ngại bởi tuổi dậy thì cấu tạo cơ quan sinh lý của bạn gái chưa được hoàn thiện, tình trạng này sẽ chấm dứt khi bạn gái bước vào tuổi trưởng thành (18-20 tuổi)
Phòng và điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
- Luôn giữ cơ thể ấm, tránh tiếp xúc và sử dụng nhiều nước lạnh đặc biệt là trong những ngày hành kinh.Cách tốt nhất là chị em không sử dụng nước đá, tắm và vệ sinh vùng kín bằng nước ấm.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày hành kinh ít nhất là 4 lần/1 ngày.
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng với khẩu phần ăn chứa nhiều vitamin, khoáng chất tự nhiên.
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, mỗi đêm nên ngủ trước 11h đêm và dậy trước 7h sáng, ở độ tuổi dậy thì là thời điểm dễ bị rối loạn kinh nguyệt, vì thế các bạn nên ngủ đủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, đồng thời buổi trưa nên dành ra ít nhất 15 phút để thư giãn nghỉ ngơi, dù không ngủ cũng nên nằm nhắm mắt thư giãn. Để có một giấc ngủ ngon và hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trước khi đi ngủ bạn nên uống một cốc sữa ấm 30 độ C.
- Dành ra 30 phút mỗi ngày cho việc thể dục thể thao tăng cường sức khỏe giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh nguyệt, bạn có thể tập các bài tập như chạy bộ, yoga, thể dục nhịp điệu, erobic,… đều là những lựa chọn phù hợp, nhưng không nên tập luyện quá nặng, quá mất sức.
- Tránh việc sử dụng rượu bia, chất kích thích như cà phê, trà đặc … đồng thời bỏ thuốc lá ngay nếu có thể và tránh xa những nơi có khói thuốc vì đây là những nguyên nhân quan trọng gây nên các chứng rối loạn kinh nguyệt.
- Tránh những thực phẩm gây chứng rối loạn kinh nguyệt như: bột trắng, đường, bánh kẹo, thực phẩm có vị chua, gia vị cay nóng,…
- Giữ trạng thái tâm lý ổn định, luôn vui vẻ, điều này vừa có tác dụng điều hòa kinh nguyệt vừa giúp bạn gái dễ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống.
Trên đây là cách phòng và điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì cho đa số các chị em phụ nữ tuy nhiên nếu chị em gái tuổi dậy thì kinh nguyệt có các hiện tượng sau:
- Ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc quá ít chỉ trong 1 ngày là hết
- Ra nhiều khí hư kèm theo mùi hôi tanh
- Rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo đau bụng dưới thường xuyên (thống kinh).
- Ra máu bất thường như lượng máu kinh ít và có mùi hôi, màu sắc máu thâm đen, vón cục, hoặc ra máu quá nhiều vón cục.
Với các triệu chứng bất thường như này thì các bạn gái cần được đi khám phụ khoa. Tại đây các bác sỹ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là gì thông qua các thiết bị nội soi âm đạo, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, siêu âm, đồng thời kết hợp với kiểm tra nội tiết tố sinh dục. Việc thăm khám này là rất cần thiết vì các triệu chứng này không phải là triệu chứng sinh lý ở tuổi dậy thì mà có thể là các bất thường hoặc bệnh lý mà không lường trước được.
Đối với chị em không gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì việc khám phụ khoa định kỳ cũng là phương pháp phòng tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa và giữ cho sức khỏe sinh sản được tốt nhất.
Ý kiến của bạn