Giai đoạn tiền mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu?

“Những phụ nữ chưa bao giờ có vấn đề sức khỏe tâm thần có thể gặp các triệu chứng lo lắng và trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh hoặc thậm chí nhiều năm trước khi mãn kinh thực sự” – chuyên gia y tế lâm sàng Jerilyn Hagan CNS nói. “Còn đối với những phụ nữ có tiền sử lo lắng hoặc trầm cảm, các triệu chứng của họ có thể trở nên tồi tệ hơn.”

Giai đoạn tiền mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu? 1

Thời kỳ mãn kinh có gây ra thay đổi tâm trạng, trầm cảm hoặc lo âu (Ảnh minh họa)

Ảnh hưởng của estrogen lên sức khỏe tâm thần

Giai đoạn tiền mãn kinh estrogen có sự thay đổi thất thường, lúc cao lúc thấp, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bạn. Bà Hagan nói: “Có một số bằng chứng cho thấy estrogen có một số vai trò trong việc tăng cường tâm trạng. Vì vậy, sự giảm hormone này có thể góp phần vào các vấn đề sức khỏe tâm thần của phụ nữ tiền mãn kinh, trong đó có trầm cảm.”

Tìm hiểu thêm: Trầm cảm là gì? Những điều cần biết về trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Theo nhiều nghiên cứu, hormone Estrogen có thành phần chính là Estradiol được sản sinh trong nhiều năm ở nữ và có tác động tới serotonin – một chất có liên quan đến trạng thái trầm cảm cũng như tâm trạng. Vì thế trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự lên xuống thất thường của hormone này đã ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần của phái nữ.

Sự sụt giảm estrogen cũng dẫn đến những cơn nóng bừng, bốc hỏa ảnh hưởng đến giấc ngủ . Điều này cũng góp phần gây gây lo lắng, thay đổi tâm trạng.

Phòng tránh trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh

Bạn có thể giảm bớt một số triệu chứng sức khỏe tâm thần liên quan đến thời kỳ mãn kinh bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục đều đặn. Bà Hagan cho biết:

Chế độ ăn uống và tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao tổng thể sức khỏe tâm thần.

Về chế độ ăn uống:

  • Có một chế độ ăn đủ chất và lượng calo hằng ngày. Bổ sung các loại khoáng chất, magie, canxi, vitamin vào khẩu phần ăn. Đặc biệt, bổ sung các loại thức ăn có chứa phytoestrogen – đó là đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
  • Hạn chế các loại đồ ăn nhiều cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích (rượu, thuốc lá), các loại đồ ăn nhanh. Tránh ăn nhiều vitamin C và muối vào buổi tối.

Về chế độ sinh hoạt:

  • Ngủ nghỉ đúng giờ, mỗi ngày cần ngủ 8 tiếng chất lượng vào buổi đêm và 30 phút vào buổi trưa.
  • Lên lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế căng thẳng, stress
  • Chơi ít nhất một  bộ môn thể thao để tinh thần được thoải mái và cơ thể được khỏe mạnh
  • Nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng để tiếp xúc và giao lưu với những người xung quanh, giúp giải tỏa căng thẳng.
  • Tạo cho mình những niềm vui nhỏ như: mua sách, mua vé xem phim, làm món ăn mới, nghe một bài nhạc mới, vv

Cùng với đó, như ta đã nói ở trên, sự thay đổi tâm trạng của phụ nữ thời kì tiền mãn kinh chủ yếu là do estrogen, vì thế phụ nữ trong giai đoạn này có thể sử dụng thêm các sản phẩm cân bằng hormone estrogen từ thiên nhiên. Một trong các sản phẩm có thể kể đến là HRegulator, sản phẩm có thành phần chiết xuất chính từ đậu nành và cây vitex. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi mãn kinh:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn