Từ lâu, hạt đậu nành đã được biết đến là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, không những vậy, đậu nành còn là một loại dược liệu quý trong Đông Y. Còn với nền y học hiện đại, hạt đậu nành đã được chứng minh có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe phái nữ.
Tổng quan về hạt đậu nành
Đậu nành thuộc học Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Glycine max L. Đậu nành còn được gọi là Đậu tương hay Đại đậu. Đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào cuối thế kỉ thứ VIII được truyền bá sang Nhật Bản và nhiều thế kỉ sau đó có mặt ở các nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malayxia, vv. Vào thế kỉ XVII, cây đậu nành có mặt ở châu Âu và thế kỉ XVIII thì có mặt tại Mỹ. Theo một số tài liệu khác, đậu nành lại có nguồn gốc ở phía Bắc và Đông Châu Á và là một trong những thực phẩm quan trọng.
Đậu nành là cây thân thảo, cao từ 0,8-0,9m, có lông. Quả đậu nành thõng, hình lưỡi liềm, trên quả có nhiều lông mềm màu vàng. Hật đậu nành có màu vàng rơm nhạt, kích thước nhỏ nhất bằng hạt đậu Hà Lan và to nhất bằng quả anh đào. Hạt đậu nành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao.
Tác dụng của đậu nành và hạt đậu nành với sức khỏe phái nữ
Ngừa ung thư vú
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu mỗi ngày dùng 3 phần đậu nành sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ hoặc có tiền sử gia đình mắc ung thư vú.
Tại đại học Georgetown (Mỹ) người ta cũng đã tiến hành một cuộc thử nghiệm và kết quả cho thấy rằng: “Bổ sung đậu nành ở mức độ vừa phải giúp giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Tác dụng trên tim mạch
Từ năm 1999 FDA (cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì) đã cho phép sử dụng đậu nành như là 1 phương pháp để làm giảm nguy cơ động mạch vành. Bởi:
- Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hội Mãn kinh Bắc Mỹ: “Đậu nành và các chế phẩm từ hạt đầu nành có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm chlesterol xấu, ngăn chặn sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch, cải thiện tính đàn hồi của động mạch”
- Giám đốc dinh dưỡng Wahida Karmally tại Viện Nghiên cứu Irving cũng cho biết: “Nếu có 1 phần đậu nành trong bữa ăn hằng ngày thì bệnh tim mạch sẽ giảm. Bổ sung 20-133 gram protein từ đậu nành mỗi ngày cũng giúp cơ thể giảm 7-10% lượng choresterol xấu trong cơ thể”
Hạn chế nguy cơ mắc loãng xương
Sau khi tiến hành trên 24.000 phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh trong vòng 3 năm, kết luận của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Vanderbilt (Mỹ) là:
Sau tuổi mãn kinh, nếu phụ nữ thường xuyên sử dụng đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.
Nghiên cứu này được thực hiện như sau: 24.000 phụ nữ được chia làm 2 nhóm, nhóm 1 ăn ít nhất 13 gam đậu nành/ngày, nhóm 2 ăn ít đậu nành (5g/ngày). Kết quả cho thấy nhóm 1 giảm 37% nguy cơ loãng xương so với nhóm 2.
Đậu nành – Bạn đồng hành của phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh
Mãn kinh là bước ngoặt lớn trong cuộc đời người phụ nữ, đánh dấu sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Các triệu chứng mãn kinh thường xuất hiện trước khi mãn kinh thật sự 3-5 năm, các triệu chứng này sẽ tiếp tục tăng vào tuổi mãn kinh và sẽ chỉ giảm khi cơ thể đã thích nghi với sự cân bằng hormone mới.
Các triệu chứng mãn kinh thường thấy là:
- Bốc hỏa, đồ mồ hôi
- Lão hóa da, tóc
- Rối loạn giấc ngủ
- Trầm cảm
- Mất tập trung
- Giảm ham muốn
- Khô hạn vùng kín
- Có nguy cơ mắc các bệnh loãng xương, béo phì, tiểu đường, tim mạch, các bệnh phụ khoa
- Thay đổi tính tình, hay cáu gắt hoặc hờn dỗi
- .v.v.
Để điều trị các triệu chứng này, người ta thường sử dụng liệu pháp hormone thay thế(HRT). Nhưng phương pháp này có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn: tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, các bệnh huyết khối, rối loạn nội tiết,…
Vì vậy hiện nay, các bác sĩ thường khuyên dùng bổ sung estrogen từ thiên nhiên (Phytoestrogen). Các phytoestrogen này không gây ra các tác dụng phụ lên hệ sinh sản như liệu pháp thay thế hormone đồng thời không những giúp làm giảm các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm mà còn làm hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.
Và Isoflavones có trong hạt đậu nành được coi là một Phytoestrognen.
BS CKI. Nguyễn Thị Kim Hoàn (Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết:
Đậu nành rất tốt với sức khỏe, đặc biệt với những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, các sản phẩm chế biến từ đậu nành đặc biệt hữu hiệu. Bởi trong đậu nành có chứ isoflavone – một phytoestrogen dược coi như nội tiết tố nữ. Các phytochemical dạng isoflavones trong đậu nành lại có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt cũng như các triệu chứng mãn kinh.
Có được những tác dụng này là do khi được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống, các isoflavone sẽ được chuyển hóa thành dạng aglycone, được cơ thể hấp thụ và có tác dụng sinh học. Tùy vào lượng estrogen nội sinh của cơ thể mà đậu nành có thể có tác dụng kích thích hoặc ức chế, nhờ vậy mà có thể bình thường hóa hoạt động của estrogen ở cả 2 trạng thái quá mức (trong thời kỳ tiền kinh nguyệt) hoặc thấp (trong thời kỳ mãn kinh).
Isoflavone trong hạt đậu nành được chú trọng để điều trị các cơn bốc hỏa hơn là các triệu chứng khác ở thời kì mãn kinh, bởi đây là triệu chứng thường gặp nhất và làm giảm chất lượng cuộc sống nhất. Chính vì vậy, chúng đã được nghiên cứu một cách cẩn thận và lâu dài.
Đồng thời, isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng làm giảm đáng kể chứng ra mồ hôi đêm, cản thiện cân bằng mỡ máu, nâng cao chất lượng cuộc sốn g (các triệu chứng vận mạch, tình dục, thể chất, tâm lý, vv) ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh. Đáng quan tâm nhất là isoflavone trong hạt đậu nành có thể làm giảm đáng kể các chỉ số đánh giá Kupperman – chỉ số lượng hoá 11 triệu chứng mãn kinh thường gặp và dựa vào sự đánh giá chủ quan của người phụ nữ về xuất độ và độ nặng của chúng.
Isoflavone trong hạt đậu nành có tác dụng phụ không?
Hạt đậu nành va isoflavone trong đậu nành được cơ thể con người dung nạp tốt. Tuy nhiên, một vài trường hợp rất hiếm vẫn có thể gây ra một số rối loạn tiêu hóa nhé. Những người dị ứng với rau đậu cũng có thể bị dị ứng với thức ăn chế biến từ đậu nành.
Nhìn chung, đậu nành là một thực phẩm lành tính, không gây ra tác dụng phụ nếu sử dụng đúng cách và đúng liều.
Nên đọc thêm: Sử dụng Isoflavone – Tinh chất đậu nành đúng cách
Hạt đậu nành như là món quà thiên nhiên dành tặng cho sức khỏe của phụ nữ. Trong y học hiện đại, đậu nành đã và đang được ứng dụng, rất nhiều sản phẩm chiết xuất từ hạt đậu nành đã ra đời. Tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đồng thời hỏi những người có chuyên môn hay bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc liên lạc với chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp thêm.
Ý kiến của bạn