Bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ có nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó bệnh trầm cảm tuổi mãn kinh là một vấn đề cần được quan tâm.
Tổng quan trầm cảm tuổi mãn kinh
Phụ nữ trải qua giai đoạn mãn kinh có nguy cơ trầm cảm cao gấp bốn lần so với phụ nữ dưới 45 tuổi. Trầm cảm dễ bị nhầm lẫn với sự lo lắng hoặc buồn phiền, tâm trạng thấp hoặc sự thay đổi trạng thái. Trầm cảm là một dạng rối loạn tâm thần có thể dẫn đến nhiều biến chứng và đòi hỏi sự chú ý của bác sĩ.
Trầm cảm là cảm giác cực kỳ buồn bã kéo dài hơn hai tuần, thường là không có nguyên nhân cụ thể nào có thể được xác định. Bước sang giai đoan nặng, trầm cảm có thể dẫn bệnh nhân tới ý định tự sát.
Tìm hiểu chi tiết: Những dấu hiệu trầm cảm cần biết
Tại sao thời kỳ mãn kinh lại gây trầm cảm?
Thời kỳ mãn kinh là thời điểm đặc biệt dễ bị tổn thương đối với phụ nữ bởi vì họ đang trải qua những thay đổi về hormone (mà chủ yếu là estrogen). Sự thay đổi hormone này gây ra một một loạt các triệu chứng tâm lý bao gồm tâm trạng thấp, tâm trạng thay đổi hoặc thậm chí trầm cảm.
Estrogen có tác động một cách đáng kể lên chất dẫn truyền thân kinh tạo cảm giác serotonin. Lượng estrogen ở thời kì mãn kinh giảm mạnh khiến nồng độ serotonin giảm theo, dẫn đến trầm cảm.
Ngoài thay đổi hoóc môn, phụ nữ mãn kinh có thể gặp các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của họ như: độc thân, kinh tế khó khăn, mất người thân, con cái dọn ra ở riêng, gặp các sang chấn tâm lý, vv.
Trầm cảm tuổi mãn kinh có thể điều trị khỏi, điều quan trọng là phải hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh để tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Tìm hiểu chi tiết: Trầm cảm là gì ? Những sự thật về trầm cảm tuổi mãn kinh
Những phương pháp điều trị nào có cho chứng trầm cảm?
Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Điều quan trọng là bạn cần nói với bác sĩ tất cả các triệu chứng của mình. Cùng với đó, các chuyên gia khuyên chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống, một lối sống lành mạnh, khoa học:
- Chế độ ă n uống. Cân bằng các chất dinh dưỡng, đồng thời lưu ý bổ sung các loại rau xanh, trái cây, axit béo omega-3, chất xơ, canxi, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (các sản phẩm từ đậu nành là một nguồn cung cấp estrogen thực vật dồi dào, có tác dụng hỗ trợ cân bằng các hormone); ngoài ra, chị em cũng cần tránh xa bia rượu, các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là không hút thuốc lá.
- Chế độ sống. Nên luyện tập thể dục, vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày; đồng thời xây dựng một cuộc sống lành mạnh, tránh xa stress; đảm bảo giấc ngủ tốt; không gian sống thoáng đãng, mát mẽ. Bạn có thể tìm đến các mối quan hệ mới bằng cách tham gia các câu lạc bộ, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình. Nếu cảm thấy cần thiết đừng ngần ngại tìm gặp chuyên viên tư vấn.
Các loại thuốc chống trầm cảm chỉ được sử dụng khi bệnh bước vào giai đoạn nặng và việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị.
Cùng với đó, vì trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh chủ yếu là do sự thiếu hụt estrogen nên phương pháp điều trị có thể được áp dụng là sử dụng liệu pháp HRT. Tuy nhiên liệu pháp này lại mang tới nhiều nguy cơ bất lợi (tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết khối, các bệnh ung thư). Chính vì vậy hiện nay các chuyên gia thường khuyên dùng các sản phẩm bổ sung estrogen từ thiên nhiên với thành phần chiết xuất chính từ đậu nành và cây vitex. Isoflavone dùng đúng liều lượng theo khuyến cáo không làm tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung. Đồng thời thành phần dịch chiết Vitex trong giúp giảm các triệu chứng khó chịu của trầm cảm nhanh chóng.
Ý kiến của bạn