Nguy cơ tiềm ẩn của đau bụng kinh

Bạn có biết rằng, đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 60% phụ nữ thời kỳ trước và trong hành kinh. Đau bụng kinh ở nữ giới được chia làm 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được 2 loại này và biết được những nguy cơ tiềm ẩn trong đó.

Nguy cơ tiềm ẩn của đau bụng kinh 1

 

Phân biệt đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh cơ, cơn đau thường xuất hiện sau chu kỳ rụng trứng. Bạn sẽ không phát hiện ra ở cơ quan sinh dục bất cứ biển đổi bệnh lý gì nhưng vẫn bị đau bụng. Hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ dưới 25 tuổi, chưa kết hôn và chưa sinh con. Có thể hiểu đơn giản rằng đau bụng kinh nguyên phát hoàn toàn là do sinh lý bình thường.

Đau bụng kinh thứ phát hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể. Triệu chứng đau bụng của đau bụng kinh thứ phát giống như đau bụng kinh nguyên phát nhưng cơn đau thường xuất hiện trước khi có kinh cả tuần, đau kéo dài hơn đến khi không còn thấy kinh và có thể đau vào các thời điểm khác trong tháng. Đau bụng kinh thứ phát thường xuất hiện muộn sau nhiều chu kì, nhiều năm không thống kinh, độ tuổi thường bị là 30 – 40. Mức độ đau ở mỗi người cũng khác nhau, có người chỉ hơi nhâm nhẩm đau, cũng có người đau dữ dội.

Những nguy cơ tiềm ẩn phía sau đau bụng kinh

Nếu như đau bụng kinh nguyên phát được coi là hiện tượng sinh lý bình thường với các nguyên nhân thường thấy như: co thắt tử cung quá độ (xảy ra trong thời gian hành kinh), lỗ màng trinh quá nhỏ, do tâm lý,…thì đau bụng kinh thứ phát lại là tiềm ẩn của bệnh tật và những nguyên nhân nguy hiểm.

  • Lạc nội mạc tử cung: Theo thống kê cho thấy có tới 30-50% phụ nữ bị vô sinh do những tổn thương lạc nội mạc tử cung dẫn tới tắc vòi trứng. Khi nội mạc tử cung bị chảy máu, khiến các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra, dễ gây viêm nhiễm, gây dính, tắc vòi trứng.
  • U xơ cổ tử cung: Là khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung. Nếu u ở vị trí gần niêm mạc thì có thể gây chảy máu, băng huyết… U xơ tử cung còn chèn ép, làm bít lỗ cổ tử cung. Với những người đã mang thai, khi mắc bệnh có thể làm sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo, kéo dài cơn chuyển dạ hoặc làm cho sản phụ phải mổ lấy thai.
  • Viêm dính tử cung: Có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước tiên, nó có thể khiến bạn bị tước khả năng làm mẹ, gây ra tình trạng vô sinh nữ. Điều này xảy ra trong trường hợp thành tử cung trước và sau dính lại hoàn toàn khiến tinh trùng không thể gặp trứng để thụ thai được. Ngoài ra, nếu mặt trước và sau của thành tử cung chỉ dính một phần thì dù trứng và tinh trùng có gặp nhau nhưng cũng không thể vào được tử cung để làm tổ, điều này dẫn tới nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.
  • Sẹo chít hẹp lỗ cổ tử cung do có tiền sử phẫu thuật: Thường gặp ở người bệnh có tiền sử viêm phần phụ, bệnh nhiễm trùng tiểu khung, lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật ổ bụng…
  • Polyp cổ tử cung: Là hiện tượng ở cổ tử cung của xuất hiện những u cục nhỏ li ti, có kích thước khoảng 2mm. Chúng phát triển riêng rẽ hoặc liên kết lại với nhau thành từng khối lớn và được nối liền bởi một cuống mềm vào bề mặt cổ tử cung hoặc các tuyến của cổ tử cung, phát triển hướng vào lòng tử cung. Bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khả năng sinh sản, nhất là khi khối u có kích thước lớn.

Đau bụng kinh cần làm gì?

Bạn có thể chữa đau bụng kinh nguyên phát bằng một số bài thuốc đơn giản như:

  • Chườm nước ấm có tác dụng bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đấy lượng máu kinh ra ngoài
  • Dán cao hoặc xoa dầu ở phần bụng dưới để giảm đau. Đắp gừng tươi bằng cách giã hoặc xắt lát chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút
  • Massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt giúp giảm cơn đau hiệu quả
  • Sử dụng các chế phẩm từ thảo dược tự nhiên có thành phần ức chế đối với sự sản xuất prolactin trong máu, giúp làm giảm các biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và các biểu hiện khó chịu căng đau ngực của thời kỳ tiền kinh nguyệt (như PMH-Regulator)

Nếu tình trạng đau bụng kinh mà bạn không thể chịu đựng được thì cần đến bác sĩ, bác sĩ sẽ thăm khám và cho bạn những phương pháp điều trị phù hợp. Kết hợp với vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhất là trong những ngày hành kinh, luyện tập thể dục bằng cách đi bộ, vận động hoặc tập yoga để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể, không nạo hút thai tại các cơ sở y tế không an toàn. Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh tránh dầu mỡ.

Tóm lại, đối với đau bụng kinh thứ phát, trước tiên, nên đến bệnh viện kiểm tra phụ khoa một cách tỉ mỉ, siêu âm, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, chụp cộng hưởng từ MRI,…Căn cứ vào lý lịch bệnh do bạn cung cấp, vào những triệu chứng lâm sàng và kiểm tra, bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác nhất. 

 

 

 

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn