Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường về chu kì kinh nguyệt ở một người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là 10 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp.
11 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
1. Rối loạn nội tiết
Đây là nguyên nhân gây rối loạn nội tiết thường gặp nhất và cũng quan trọng nhất.
Các hormone gồm estrogen và progesterone được sản xuất bởi tuyến dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng là những hormone điều khiển chu kì kinh nguyệt. Khi các nội tiết tố này rối loạn, chu kì kinh nguyệt sẽ lập tức có sự thay đổi. Những thay đổi này có thể chỉ rất nhỏ như: chu kì ngắn hoặc kéo dài, chậm kinh hoặc rong kinh.
Sự mất cân bằng nội tiết thường gặp nhất ở giai đoạn dậy thì và giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể gặp bất cứ lúc nào trong cuộc đời người phụ nữ.
2. Chế độ sinh hoạt không khoa học
Một số thói quen, lối sống không lành mạnh trong chế độ sinh họat cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt:
- Mặc quần áo quá chật. Đồ quá bó khiến cơ thể bạn tăng nhiệt độ và noãn phát triển sai lệch
- Hút thuốc. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc hút thuốc có ảnh hưởng tiêu cực tới chu kì kinh nguyệt và cũng là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm.
- Uống rượu và sử dụng chất kích thích. Thói quen xấu này gây ra hậu quả ban đầu là rối loạn chu kì kinh nguyệt và làm giảm khả năng sinh sản.
- Căng thẳng, stress sẽ làm hormone adrenaline và cortisol tăng cao. Hai hormone này tham gia trực tiếp vào việc ức chế hoặc phóng thích các loại hormone liên quan đến khả năng sinh sản. Kết quả tất yếu xảy ra là chu kì kinh nguyệt của bạn không đều, rối loạn.
3. Rối loạn tiêu hóa
Ăn phải các loại thức ăn nhiễm khuẩn hoặc ăn quá nhiều gây rối loạn tiêu hóa, khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, huyết áp tụt cũng là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
4. Vệ sinh không sạch sẽ
Âm đạo là khu vực vô cùng nhạy cảm, cần vệ sinh đúng và sạch sẽ. Tuy nhiên, có nhiều phụ nữ không nắm được điều này, đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc sau quan hệ tình dục, việc vệ sinh không đúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt nếu không được điều trị.
5. Hoạt động thể lực quá sức
Những người thường xuyên phải lao động nặng, phải tập luyện thể thao với cường độ cao (vận động viên chuyên nghiệp) cũng là những đối tượng dễ bị rối loạn kinh nguyệt hơn những người khác. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả rằng các vận động viên nữ khi luyện tập chuẩn bị thi đấu thường gặp phải rối loạn kinh nguyệt.
6. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý
Một số loại thuốc chứa hormone trong điều trị các bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt nếu sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng trong một thời gian dài.
7. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai giúp bạn hạn chế nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên cơ thể sẽ mất một vài tháng để thích nghi được với loại thuốc này, nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như chảy máu giữa chu kì kinh, chậm kinh, rong kinh. Đặc biệt, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp nếu dùng bừa bãi là rất nặng nề, nó có thể gây hạn chế sự phát triển của trứng và ảnh hưởng đến sự rụng trứng, khi ngừng thuốc buồng trứng cần một thời gian tương đối dài dể bình phục trở lại, từ đó dẫn đến chu kì kinh nguyệt rối loạn không ổn định.
8. Cho con bú
Thông thường, những bà mẹ đang cho con bé sẽ có vòng kinh muộn hơn so với những phụ nữ khác, bởi trong sữa mẹ có chứa prolactin làm chậm chu kì kinh. Đồng thời, việc nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại, bộ máy sinh sản cũng cần một thời gian để hoạt độn ổn định trở lại.
9. Mắc một sốbệnh liên quan tới buồng trứng
Những bất thường ở buồng trứng như bệnh đa nang buồng trứng, u buồng trứng cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Các bệnh này nếu không điề u trị kịp thời thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, gây vô sinh.
10. Do nhiễm khuẩn
Sau sinh, sau nạo phá thai hoặc mắc các bệnh u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, vv gây nhiễm khuẩn vùng kín cũng là nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt.
11. Thừa cân hoặc thiếu cân
Cân nặng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chu kì kinh nguyệt của bạn, cụ thể:
- Thừa cân. Tức là lượng estrogen trong cơ thể bạn ở mức cao do các tế bào chất béo sản xuất ra, có tới 30-47% phụ nữ béo phì gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều.
- Thiếu cân. Tức là cơ thể thiếu các tế bào chất béo, dẫn tới estrogen cũng ở mức độ thấp. Nồng độ estrogen cao hay thấp đều ảnh hưởng tới buồng trứng, làm nó hoạt động không đúng tiến trình và gây rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt gây ra những hậu quả gì?
Nguy cơ vô sinh
Đây là nguy cơ đầu tiên phải kể đến. Nếu rối loạn kinh nguyệt, bạn rất khó xác định thời gian rụng trứng để thụ thai. Hơn thế nữa, rối loạn kinh nguyệt còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm hoặc cảnh báo sự rối loạn nội tiết tố nữ trong cơ thể, điều này càng làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.
Thiếu máu
Rong kinh là một trong những trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh làm máu ra nhiều, kéo dài, xuất huyết ngoài chu kì kinh, điều này làm cơ thể mệt mỏi, đau đầu, ảnh hưởng nhịp tim, thậm chí có thể dẫn tới thiếu máu.
Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao
Rối loạn kinh nguyệt do rối loạn nội tiết có thể khiến thành âm đạo không tiết đủ dịch nhầy để bôi trơn và giữ ẩm cho âm đạo, làm pH của âm đạo thay đổi, từ đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa phát triển và tấn công gây bệnh.
Ảnh hưởng tới nhan sắc
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán ăn, da mặt nhợt nhạt. Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do rối loạn nội tiết tố thì có thể làm da đen sạm, tàn nhàng, mụn đầu đen, vv.
Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm
Như ta đã thấy ở trên, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt có thể do một số bệnh nguy hiểm gây ra. Những bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Ý kiến của bạn