Tê nửa đầu do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Những cơn đau đầu luôn là nỗi ám ảnh của người bệnh khiến người bệnh mệt mỏi và lo lắng. Bên cạnh đó, nhiều người còn mắc chứng tê nủa đầu đi kèm. Tê nửa đầu do đâu gây nên? Triệu chứng này có nguy hiểm tới sức khỏe không? Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

Tê nửa đầu do đâu? Cách khắc phục hiệu quả 1

Thế nào là đau tê nửa đầu?

Theo đông y quan niệm, tê bì còn được gọi là ma mộc, tê là cảm giác tê ngứa rần nhưng da vẫn cảm nhận được kích thích, còn bì là mất hẳn cảm giác, kể cả khi bị tác động gây tổn thương cơ thể cũng không thể nhận biết để có phản ứng gì.

Tê nửa đầu có thể kèm theo các triệu chứng như nóng rát đôi khi lan xuống cả phần mặt, tai, miệng, lưỡi và cổ khiến người bệnh rất khó chịu. Nếu tình trạng này tiếp diễn và kéo dài có thể gây tình trạng teo cơ, yếu hoặc liệt cơ.

Xem thêm: Một số mẹo chữa tê nửa đầu tại nhà

Nguyên nhân dẫn tới tê nửa đầu

Tình trạng tê nửa đầu xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do nguyên nhân như môi trường, thời tiết,…hoặc là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguyên nhân không do bệnh lý

Tư thế sai:

Bạn ngủ hoặc ngồi xem ti vi sai tư thế, ngả đầu lệch hẳn sang một bên quá lâu khiến cho lưu lượng máu ở động mạch cổ bị hạn chế có thể dẫn tới tình trạng tê nửa đầu.

Thậm chí, do đặc thù công việc nên các khối cơ ở vùng vai, cổ phải vận động thể lực, do cảm xúc căng thẳng khiến cơ bị căng lên cũng ảnh hưởng tới thần kinh da đầu người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự chuyển biến của cơ thể sau đó.

Thời tiết lạnh:

Thời tiết lạnh làm nhiệt độ xuống thấp khiến mạch máu và các dây thần kinh hoạt động kém chức năng lúc đó da đầu có cảm giác ngứa ran, tê và rất khó chịu.

Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc gây tác dụng phụ là chứng đau tê nửa đầu khiến người bệnh khá khó chịu. Nếu bạn sử dụng loại thuốc này chữa bệnh mà thấy xuất hiện triệu chứng này có thể tạm ngưng và hỏi bác sĩ để có cách giải quyết tốt nhất.

Stress, căng thẳng kéo dài:

Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài khiến não bộ giải phóng một loạt kích thích trung gian gây ra hiện tượng tê nửa đầu. Triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn hết căng thẳng và lo lắng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh nên kiểm soát tâm lý, có tâm trạng vui vẻ lạc quan để hạn chế những cơn đau nửa đầu.

Do bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe

Tê nửa đầu là triệu chứng của nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể như:

Chấn thương trên đầu, chấn thương cột sống:

Tùy vào chấn thương đầu nặng hay nhẹ nhưng tất cả đều gây ảnh hưởng dến thần kinh dẫn tới tình trạng tê nửa đầu tại vùng bị tổn thưởng và nhiều vấn đề rối loạn thần kinh cấp tính khác

Cột sống và tủy sống có mối liên hệ  mật thiết với trung ương thần kinh. Do đó, những tổn thương  cơ học hoặc vấn đề thoái hóa xương khớp gây tiềm ẩn nhiều nguy cơ tổn hại tới dây thần kinh dọc theo xương sống. Vì vậy, với các bệnh lý ở khu vực này chứng tê nửa đầu hoàn toàn có thể xuất hiện.

Virus Herpes Zoster:

Virus này là nguyên nhân gây nên thủy đậu và zona thần kinh, virus này có khả năng ảnh hưởng tới nhóm thần kinh tại mặt và gây ra hàng loạt triệu chứng như đau dữ dội, tê nửa đầu, ngứa (chỉ xuất hiện ở 1 bên đầu)

Đột quỵ:

Hay còn gọi là tai biến mạch máu não gây ra triệu chứng mất cảm giác, tê nửa đầu và một loạt những biểu hiện nguy hiểm khác nữa. Người bệnh cần lập tức được đưa đi cấp cứu nếu không muốn tính mạng bị đe dọa.

Đa xơ cứng:

Đây là dạng bệnh lý thần kinh điển hình là kết quả của sự phá vỡ vỏ myelin bao phủ mỗi sợi thần kinh. Do đó, người bệnh có một số triệu chứng tê bất thường không chỉ ở đầu mà còn ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể kèm với vấn đề giảm thị lực, giảm thính lực, trầm cảm, mệt mỏi.

Tiểu đường:

Người bệnh tiểu đường sau một thời gian, hệ thống thần kinh bị ảnh hưởng gây nên chứng đau tê nửa đầu.

Đau nửa đầu Migraine:

Bệnh gây ra chứng đau nửa đầu kèm cảm giác tê tại vị trí bị đau, người bệnh cần phải sắp xếp thời gian để khám bác sĩ và hướng điều trị tốt nhất

Khối u não: Tùy thuộc vào kích thước, tính chất và vị trí khối u mà mức độ ảnh hưởng của nó sẽ khác nhau

Động kinh: Người bệnh có các triệu chứng co giật, run lên với những người bị nhẹ hơn như tê nửa đầu, nhìn chằm chằm về một phía kèm một vài biểu hiện khác

Viêm dây thần kinh số V:

Dây thần kinh này có tác dụng điều phối hoạt động của các khu vực trên khuôn mặt là dây kết nối giữa não bộ và khuôn mặt. Nếu viêm dây thần kinh số V người bệnh cảm thấy cơn đau trải một nửa bên mặt  có thể kèm theo cảm giác tê.

Nguyên nhân khác:

Bệnh lý về tim, viêm xoang, viêm màng não, tuần hoàn, dư thừa kali,… cũng là những nguyên nhân dẫn tới tê nửa đầu.

Biện pháp điều trị tê nửa đầu hiệu quả

Để có phương pháp điều trị hiệu quả, điều đầu tiên là là xác đinh nguyên nhân là bệnh lý hay vấn đề khác gây nên. Tùy theo mức đọ của bệnh mà bác sĩ có biện pháp điều trị thích hợp. Với những trường hợp bệnh lý nguy hiểm và phức tạp, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu kịp thời để tránh những biến chứng thiệt hại thần kinh vĩnh viễn thậm chí tử vong.

Với người bệnh tê nửa đầu nếu có xuất hiện kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, choáng váng, giảm thị lực,… thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để xác định chính xác vấn đề.

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn xóa tan chứng tê nửa đầu:

Massage đầu

Massage đầu 1

Đây là phương pháp phổ biến giúp làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn đầu óc và các cơn đau đầu, cổ, vai , gáy hiệu quả. Bạn có thể thực hiện tại nhà khá đơn giản mỗi khi cơn đau xuất hiện hoặc thực hiện đều đặn mỗi buổi tối để phòng chống cơn đau tê nửa đầu.

Ngồi thiền

Ngồi thiền 1

Tuy không phải là cách giảm đau ngay lập tức nhưng là phương pháp có thể sử dụng lâu dài, an toàn và rất tốt đối với sức khỏe của bạn.

Chườm lạnh

Chườm lạnh 1

Bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc đá giúp cắt những cơn đau tê nửa đầu bên phải rất nhanh. Biện pháp này sử dụng khi những cơn đau xuất hiện.

Tình trạng tê nửa đầu có thể khiến bạn mất tập trung trong công việc cũng như học tập, những biện pháp trên đây chỉ giúp bạn giảm đau tạm thời. Nếu những cơn đau tái phát liên tục tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.

Xem thêm: Tê nửa đầu là triệu chứng bệnh gì?

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn