Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt được định nghĩa là một tập hợp các triệu chứng xảy ra theo chu kỳ, luôn luôn xảy ra trong cùng một pha của chu kỳ kinh nguyệt , làm ảnh hưởng tới công việc hoặc cuộc sống
Các triệu chứng nào có liên quan tới hội chứng tiền kinh nguyệt?
Các triệu chứng có thể là thực thể hoặc cảm xúc
Triệu chứng thực thể gồm: tăng cân, đau vú, căng tức vú, những thay đổi trên da như mụn trứng cá, cơn bốc hỏa, tiêu chảy hoặc táo bón, nhức đầu, thèm ăn đồ ngọt và đau vùng chậu
Các triệu chứng về cảm xúc gồm: dễ cáu kỉnh, mất ngủ, trầm cảm, tâm trí dễ lẫn lôn hoặc hay quên; lo lắng, mệt mỏi và có cảm giác “ mất kiểm soát”
Nguyên nhân gây nên hội chứng tiền kinh là gì?
Người ta chưa biết chắc chắn nguyên nhân gây ra hội chứng này. Có thể do sự thay đổi nồng độ các hormone buồng trứng như estrogen, progesterone; các hormone liên quan tới chuyển hóa nước và điện giải như aldosterone, renin/angiotensin, prolactin ; các chất dẫn truyền thần kinh ( monoamine, acetylcholine ) và các loại hormone khác ( endorphin, melatonin, glucocorticoid, insulin..). Dường như không có nguyên nhân đơn độc nào gây ra hội chứng tiền kinh.
Thay đổi chế độ ăn có giúp ích gì không?
Hiện tượng thèm ăn carbohydrate đặc biệt đồ ngọt như kẹo, chocolate là một triệu chứng thường gặp của hội chứng tiền kinh nguyệt. Nguyên nhân được cho rằng liên quan tới nồng độ serotonin trong máu. Một trong các chức năng của serotonin là kiểm soát sự thèm ăn . Khi tiêu thụ đường, cơ thể sẽ gia tăng nồng độ serotonin và kích thích tiêu thụ protein để làm giảm nồng độ serotonin xuống. Trong hội chứng tiền kinh nguyệt, nồng độ serotonin không đủ cao để kích thích tiêu thụ protein . Do đó bệnh nhân liên tục thèm ăn , dẫn tới ăn quá mức carbohydrate . Vì vậy một bữa ăn ít béo, ít muối, ít đường , giàu protein và ngũ cốc, trái cây, rau sẽ có lợi nhất đối với người bị hội chứng tiền kinh nguyệt.
Điều trị hội chứng tiền kinh như thế nào?
Điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng của từng người. Thông thường bác sĩ sẽ khuyến khích bạn theo dõi các triệu chứng trong vài chu kỳ để chắc chắn là các triệu chứng này luôn xảy ra trước kì kinh. Các thuốc điều trị có thể gồm bổ sung progesterone, thuốc chống trầm cảm SSRI như fluoxetine , thuốc giảm đau kháng viêm non steroid ( aspirin, ibuprofen). Nếu cần ngừa thai, có thể dùng thuốc tránh thai đường uống. Đa số trường hợp gặp hội chứng tiền kinh nguyệt có thể điều trị được.
Điều trị triệu chứng căng tức vú trong hội chứng tuền kinh như thế nào?
Bạn có thể dùng bromocriptine 5 mg/ngày trong pha hoàng thể ( trước kỳ kinh nguyệt)
Triệt sản có làm giảm hội chứng tiền kinh không?
Câu trả lời là KHÔNG. Triệt sản bằng cách thắt vòi trứng đơn thuần không làm giảm triệu chứng của hôi chứng tiền kinh nguyệt. Trong một số ít trường hơp phụ nữ bị năng , gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thì phương án điều trị hiệu quả là chỉ định cắt tử cung và 2 phần phụ.
Ngoài dùng thuốc điều trị, có biện pháp nào khác nữa không?
Bạn có thể tìm kiếm tới các liệu pháp thiên nhiên từ cây cỏ. Một trong những cây thuốc được nghiên cứu nhiều nhất về tác dụng đối với kinh nguyệt là cây Vitex ( hay còn gọi là chasteberry). Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã làm sáng tỏ lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh. Một phân tích gộp dựa trên 8 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy dịch chiết quả Vitex có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường , giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và các rối loạn về tâm lý của thời kỳ tiền kinh nguyệt (PMDD) ở 7 trong số 8 nghiên cứu so với nhóm đối chứng tương ứng của các nghiên cứu đó. Trung bình có 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường và các triệu chứng giảm trong khoảng từ 25-50%. Một số các triệu chứng về tâm lý được thấy cải thiện mạnh nhất là: thay đổi tâm trạng, trầm cảm, dễ cáu giận, lo âu, giận dữ, khóc vô cớ và mất ngủ (Hình 1)
Hình 1: Bổ sung chasteberry làm giảm các triệu chứng về tâm ký nhiều hơn đáng kể so với giả dược
Một nghiên cứu lâm sàng khác so sánh dịch chiết Qủa Vitex với Fluoxetine, kết quả cho thấy Qủa Vitex có tác dụng như Fluoxetine (chất ức chế tái hấp thu Serotonin) làm giảm các triệu chứng về thể chất và tâm lý của PMDD.
German Commission E – Cơ quan quản lý ở Đức ( tương đương với FDA của Mỹ ) cho phép sử dụng cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt. Theo khuyến cáo thực hành lâm sàng của Hội Mãn kinh Bắc Mỹ năm 2014 , Vitext cũng được khuyến cáo sử dụng cho hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều và đau liên quan tới kinh nguyệt.
Ý kiến của bạn