Phân loại các dạng rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt bao gồm tất cả các dạng kinh nguyệt bất thường như: rong kinh, thống kinh, vô kinh …. Vậy các rối loạn kinh nguyệt được phân loại dựa vào gì và có bao nhiêu dạng rối loạn kinh nguyệt? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết ở bài viết này.

Phân loại các dạng rối loạn kinh nguyệt 1

Hầu hết chị em phụ nữ đều trải qua ít nhất 1 lần bị rối loạn kinh nguyệt trong cuộc đời. Kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày con số cụ thể tùy từng người (cũng có các trường hợp có chu kỳ ngắn hơn 28 và dài hơn 32), và số ngày hành kinh thường  trong đó có 3 – 5 ngày là ngày hành kinh. Lượng máu kinh trung bình trong mỗi chu kỳ kinh thường dao động từ 40 – 80 ml. Các trường hợp chu kỳ ngắn hơn 21 và dài hơn 35 ngày hoặc lượng máu kinh ra quá nhiều hay quá ít, màu sắc biến đổi khác lạ như máu kinh màu đen, đỏ tươi, hồng… hoặc mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) đó đều là những biểu hiện thường thấy khi bị rối loạn kinh nguyệt.

1, Dạng bất thường về chu kỳ kinh

Dạng bất thường về chu kỳ kinh có các doạng rối loạn sau:

  • Kinh nguyệt không đều: là hiện tượng kinh nguyệt không có tính quy luật, thời gian giữa 2 kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cũng có thể trong tháng có tới 2 lần hành kinh. Lượng kinh có lúc nhiều nhưng có lúc ít không xác định được là loại rối loạn cụ thể nào.
  • Kinh nguyệt giữa kỳ kinh: dạng này là dạng kinh nguyệt xuất hiện vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ đa số dạng này lượng máu thường tương đối ít và thường chỉ cần dùng băng vệ sinh hằng ngày.
  • Kinh nguyệt mau: hay còn gọi là chu kỳ kinh ngắn bất thường cụ thể là thời gian của một chu kỳ ít hơn 21 ngày.
  • Kinh nguyệt thưa: ngược lại với mau là thưa, nếu chu kỳ kinh nguyệt ở trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng gọi là kinh nguyệt thưa.
  • Vô kinh: vô kinh có 2 dạng là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Trường hợp người phụ nữ nếu từ nhỏ đến lớn mà không hề có kinh nguyệt thì thuộc và dạng vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng từ 6 tháng trở lên (không phải do mang thai hay mãn kinh) thì gọi là vô kinh thứ phát.
  • Tắc kinh: hay còn gọi là bế kinh là tình trạng xảy ra với phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước đó thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng mà không thấy nữa.

2. Dạng bất thường về độ tuổi

Đó là tình trạng ở độ tuổi dậy thì và mãn kinh trong đó:

  • Dậy thì sớm, dậy thì muộn: bình thường tuổi có kinh thường bắt đầu từ lúc 12, 13 tuổi. Ngày nay, do chế độ dinh dưỡng và môi trường sống thay đổi khiến cho tuổi dậy thì có xu hướng sớm hơn, có những trường hợp bắt đầu có kinh lúc 8, 9 tuổi vẫn được xem là bình thường. Trường hợp dậy thì sớm hơn 8 tuổi hoặc có muộn hơn 14 tuổi được coi là rối loạn kinh nguyệt
  • Mãn kinh sớm, mãn kinh muộn: Tương tự độ tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh được tính từ lúc 12 tháng sau khi người phụ nữ hoàn toàn không có kinh, thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55 tuổi trường hợp mãn kinh trước 40 hoặc sau 55 được xem là sự bất thường và cũng là rối loạn kinh nguyệt.

3, Dạng bất thường về “ngày đèn đỏ”

Nếu như số ngày hành kinh trong một chu kỳ của phụ nữ kéo dài từ 3-7 ngày với lượng kinh từ 40-80ml là bình thường thì dạng bất thường về ngày hành kinh được xem như vượt quá 7 ngày. Có 2 dạng là:

  • Rong kinh: là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml.
  • Rong huyết: là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục nữ kéo dài trên 7 ngày, nhưng khác với rong kinh, rong huyết xuất hiện không theo chu kỳ nhất định.

Đọc thêm: Bệnh rong kinh là gì? Nguyên nhân và cách chữa

4, Dạng bất thường về lượng máu kinh

Trong một chu kỳ kinh, lượng máu kinh trung bình khoảng từ 40-80ml và không quá 100ml. Nếu vượt quá ngưỡng đó nghĩa là bạn đang gặp phải rối loạn kinh nguyệt dạng bất thường về lượng máu kinh:

Đa kinh, cường kinh: dịch theo tên gọi có nghĩa là nhiều kinh là hiện tượng máu kinh chảy ra nhiều hơn bình thường vượt quá ngưỡng 100ml lèm theo đó thời gian hành kinh quá dài (lớn hơn con số 7 ngày). Việc nhận biết lượng máu kinh quá nhiều thông qua việc dùng băng vệ sinh để đoán. Trường hợp kinh nguyệt chảy ra quá nhiều, có những cục máu lớn; sau chu kỳ kinh, huyết sắc tố thấp hơn mức bình thường sẽ làm cho người bệnh bị thiếu máu và cần được bồi bổ dinh dưỡng đầy đủ.

Thiểu kinh: hay còn gọi là kinh nguyệt ít chỉ về tình trạng lượng máu kinh ít hơn 20ml, dựa trên việc sử dụng băng vệ sinh có khi chỉ cần dùng băng vệ sinh hàng ngày là được hoặc thời gian hành kinh ít hơn 3 ngày.

5, Dạng bất thường về các triệu chứng kèm theo kinh nguyệt

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh: Đây là dạng rối loạn kinh nguyệt kèm theo triệu chứng bất thường, người mắc chứng này nếu đau nhiều cơn đau có thể xuyên ra cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Ngoài ra có thể thấy đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

6, Dạng bất thường về phát triển nang trứng

Vòng kinh không rụng trứng: Dạng này rất dễ dẫn đến tình trạng vô sinh. Bình thường trong 1 chu kỳ kinh tại buồng trứng khi noãn chín sẽ xảy ra hiện tượng phóng noãn hay còn gọi là quá trình rụng trứng, nhưng nếu xảy ra tình trạng bất thường không có nang noãn chín nên không diễn ra hiện tượng phóng noãn, không có trứng rụng thì sẽ không thể nào thụ tinh và mang thai. Nếu tình trạng bất thường nãy xảy ra thường xuyên sẽ làm giảm khả năng làm mẹ của chị em.

Trên đây là 6 dạng của rối loạn kinh nguyệt. Nếu gặp phải một trong các tình trạng trên chị em cần đến các cơ sở khám chuyên khoa để thăm khám và tư vấn ngay.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn