Đi kèm với những triệu chứng khó chịu của tuổi mãn kinh là nguy cơ loãng xương ở phụ nữ tăng cao. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt estrogen trong cơ thể làm giảm hoạt động của tế bào xương, giảm protein của xương, giảm tích tụ calcium và photphate trong xương do đó hầu hết phụ nữ mãn kinh thường mắc loãng xương.
Loãng xương sau mãn kinh ở phụ nữ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, 1/3 phụ nữ trong tuổi mãn kinh bị bệnh loãng xương, và loãng xương là vấn đề mang tính xã hội. Tại Việt Nam con số cho thấy chị em ở độ tuổi mãn kinh gặp phải vấn đề loãng xương lên tới 20%.
Loãng xương đang được xem là một căn bệnh theo quy luật tuổi của con người, là tiến trình tự nhiên có đặc điểm tổn thương cấu trúc vi thể của xương, khối lượng xương bị giảm làm xương yếu và dễ gãy. Loãng xương sau mãn kinh ở nữ giới diễn biến nhanh do thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) ở tuổi mãn kinh. Sự thiếu hụt estrogen làm giảm hoạt động của tế bào tạo xương, giảm chất cơ bản (protein) của xương, giảm tích tụ calcium và photphate trong xương. Khiến cho cơ thể gặp phải tình trạng loãng xương, thành xương mỏng, dễ gãy.
Hàm lượng xương theo độ tuổi người phụ nữ:
- Giai đoạn 0 – 30 tuổi: sự tạo xương làm khối lượng xương tăng và đạt đến đỉnh khối xương. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành lập đỉnh khối xương là giới tính, chủng tộc, di truyền, hoạt động thể lực và chế độ dinh dưỡng (đặc biệt là protein và calcium).
- Giai đoạn 30-50 tuổi (giai đoạn trước mãn kinh thực sự): khối lượng xương bị giảm chậm, liên quan đến tuổi và diễn ra cùng tốc độ giữa hai phái.
- Giai đoạn sau 50 tuổi (giai đoạn mãn kinh và sau mãn kinh): là giai đoạn mất xương nhanh hơn. Đặc biệt ở nữ giới, giảm 1-1.5% khối lượng xương mỗi năm (trong những năm đầu tiếp theo mãn kinh, từ 50 tới 60 tuổi) do sự thiếu hụt estrogen tương đối đột ngột vì buồng trứng giảm sản xuất. Sau 60 tuổi, tốc độ mất xương ở nam và nữ như nhau.
Triệu chứng loãng xương thường xuất hiện khá muộn. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở những vùng xương chịu áp lực của trọng lượng cơ thể xương gót, đầu dưới hoặc trên xương chày của cẳng chân hoặc cột sống thắt lưng và cột sống cổ… Thực tế trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể. Hậu quả của loãng xương có thể là: gãy đầu dưới xương cẳng tay, gãy xương hông và lún xẹp đốt sống. Sau mãn kinh người phụ nữ có thể bị thấp đi 6.4cm và hình ảnh của lún đốt sống có thể là gù, còng lưng và vẹo cột sống.
Bổ sung canxi ở tuổi mãn kinh liệu có đủ?
Bổ sung canxi ở tuổi mãn kinh là việc làm đúng nhưng nếu không biết bổ sung đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng ngược, không những không cải thiện được tình trạng loãng xương mà còn gây dư thừa canxi dẫn đến xơ vữa động mạch và sỏi thận.
Canxi khi đi vào cơ thể nếu muốn được hấp thu tối đa vào xương thì cần được bổ sung canxi dạng nano, cùng với vitamin D và MK7. Vitamin D giúp hấp thu Canxi vào máu và MK7 giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương. Ngoài ra, MK7 còn có thêm tác dụng là kéo Canxi ở chỗ thừa (mạch máu,…) đến chỗ cần là xương, đồng thời giúp tăng sinh collagen. Nhờ vậy, sẽ giúp hệ xương khớp dần chắc khỏe, giảm đau nhức và giảm đi tình trạng xơ vữa động mạch, sỏi thận ở những người mắc bệnh như chị. Ngoài Canxi, xương còn cần thêm nhiều khoáng chất khác nữa như kẽm, magie, đồng, mangan, boron, silic,… Sản phẩm chứa Canxi nano, D3, MK7 cùng nhiều các khoáng chất kể trên sẽ là lựa chọn tốt nhất giúp cho việc điều trị loãng xương của chị đạt hiệu quả và an toàn.
Ngoài Canxi và các khoáng chất trên phụ nữ mãn kinh còn cần bổ sung estrogen để cân bằng lại lượng estrogen đã mất trong cơ thể. Tuy nhiên việc lựa chọn thuốc nội tiết tố lại là một con dao hai lưỡi chính vì vậy để đảm bảo an toàn chị em nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung estrogen từ thảo dược.
PM Hregulator là liệu pháp an toàn dành cho phụ nữ mãn kinh. Hregulator với thành phần được điều chế từ quả Vitex và hạt đậu nành không chỉ kiểm soát làm giảm các triệu chứng không mong muốn của mãn kinh mà isoflavone có trong đậu nành còn làm giảm sự mất xương do làm tăng hấp thu canxi ở ống tiêu hóa giống như estrogen nội sinh và vì vậy việc bổ sung isoflavone đậu nành lâu dài có thể làm giảm tình trạng mất xương ở thời kỳ mãn kinh và sau mãn kinh. Sử dụng Hregulator hàng ngày để đem lại giải pháp điều trị loãng xương lâu dài, hiệu quả cho sức khoẻ phụ nữ từ giai đoạn tiền mãn kinh cho đến các giai đoạn sau của cuộc đời.
Để biết chi tiết về sản phẩm PM Hregulator, vui lòng xem “TẠI ĐÂY”
Ý kiến của bạn