Tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Đau bụng kinh khi tới kỳ đèn đỏ là triệu chứng mà nhiều chị em gặp phải, tùy cơ địa từng người mà cơn đau âm ỉ hay dữ dội. Nhiều chị em bị cơn đau bụng kinh hành hạ phải tìm tới thuốc giảm đau và dần lệ thuộc vào nó. Nhưng sử dụng thuốc giảm đau kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày đồng thời gây tổn hại tới cơ quan sinh sản.

Tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh 1

Đau bụng kinh do đâu?

Nhiều chị em thường thắc mắc tại sao mình lại bị đau bụng khi tới kỳ kinh. Tuy nhiên, không phải bạn nữ nào cũng hiểu rõ nguyên nhân đau bụng kinh. Nguyên nhân đau bụng kinh được chia thành 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát

Chủ yếu gặp ở các bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì, kéo dài từ 2 – 3 năm. Nguyên nhân gặp phải là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài ở một số bạn có cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường nên gây ra đau bụng kinh

Đau bụng kinh thứ phát

Nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh ở trường hợp này đặc biệt là các bệnh lý như:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu
  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng
  • Do đặt vòng tránh thai,…

Bên cạnh đó, còn do yếu tố di truyền từ mẹ sang con, theo nghiên cứu nếu mẹ bị đau bụng kinh thì khả năng con gái bị đau bụng kinh cao hơn. Các yếu tố thần kinh bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với cơn đau trước đó mang lại.

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau bụng kinh

Để chấm dứt cơn đau bụng kinh trong những ngày “đèn đỏ” một cách nhanh chóng nhiều chị em sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể mang tới nhiều tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe mà ít ai biết đến. Khi sử dụng thuốc giảm đau nhiều khiến cơ thể dần lệ thuộc vào thuốc, dùng thường xuyên gây ảnh hưởng tới gan, thận, dạ dày đồng thời gây tổn hại tới cơ quan sinh sản. Để giảm chứng đau bụng kinh, bạn gái cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này từ đó khắc phục từ gốc.

Tổn thương gan

Trong thuốc giảm đau có chứa thành phần paracetamol, đây là chất có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng khi liều lượng sử dụng quá nhiều và thường xuyên. Khi gan bị tổn thương gây ảnh hưởng tới các chức năng trong cơ thể, chị em có thể có thấy buồn nôn, chán ăn, da dẻ xanh xao, sút cân nhanh chóng.

Tình trạng viêm loét dạ dày

Thuốc giảm đau chứa thành phần có khả năng làm màng chất nhầy trong hệ tiêu hóa, dạ dày bị bào mòn. Thường xuyên dùng thuốc giảm đau trong những ngày kinh nguyệt dễ dẫn tới viêm loét dạ dày, thậm chí có thể xảy ra tình trạng xuất huyết hệ tiêu hóa gây nguy hiểm tới tính mạng.

Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ), uống thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt hay thuốc tránh thai quá thường xuyên sẽ làm lớp nội mạc tử cung mỏng dần. Đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em về sau này.

Khó nhận diện bệnh lý khác

Khi dùng thuốc giảm đau khi cơn đau bụng kinh tìm đến khiến dấu hiệu của các bệnh liên quan về cơ quan sinh dục bị che lấp. Một số bệnh không được phát hiện từ sớm làm tăng nguy cơ hiếm muộn và vô sinh ở chị em.

Một số biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

Dùng thuốc giảm đau chị em phải đối mặt với nhiều tác hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Để giảm đau bụng kinh chị em có thể áp dụng một số cách đơn giản như sau:

  • Chườm nóng hoặc đắp khăn ấm vào phần bụng dưới giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nhanh những cơn đau bụng kinh
  • Dùng mẹo nhỏ gừng tươi giã nhỏ hoặc thái thành lát mỏng đắp vào bụng dưới khoảng 10 phút để giảm đau hiệu quả
  •  Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.
  • Uống vitamin E 2 ngày trước khi có kinh và tiếp tục đến ngày thứ 3 của chu kỳ.

Nếu sử dụng thuốc giảm đau phù hợp cần được thăm khám và hỏi bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác nhất, không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ và hiệu ứng nhờn thuốc.

Phòng ngừa đau bụng kinh hiệu quả

Để hạn chế đau bụng kinh hiệu quả cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động phù hợp để có sức khỏe tốt, cơ thể dẻo dai:

Chế độ vận động, nghỉ ngơi

Chế độ vận động, nghỉ ngơi 1

Không nên vận động quá mức, trước trong và sau kỳ kinh không nên tập luyện thể thao hoặc lao động quá nặng nhọc chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe và cơ thể dẻo dai.

Bên cạnh đó, tránh xúc động trong những ngày có kinh, nên giữ tinh thần thoải mái, giảm bớt căng thẳng, hạn chế stress góp phần làm dịu cơn đau của bạn.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống 1

Chế độ ăn cần cung cấp đủ chất, hạn chế đồ ăn cay nóng dễ gây táo bón và khiến đau bụng kinh nặng thêm. Có thể uống nước chanh nóng, dùng các vitamin tổng hợp và khoáng chất có chứa canxi.

Ăn nhiều rau quả và trái cây, hạn chế các thực phẩm ngọt và mặn

Không ăn những thứ có tác dụng giữ nước như giấm, táo, ngó sen,…

Không uống cà phê, chè, nước ngọt vì chất cafein có thể gây khó chịu, bồn chồn trong kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, để giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả, chị em nên tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Hregulator. Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

Xem thêm: 

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn