Mãn kinh, phụ nữ nên quan hệ với tần suất thế nào?

Mãn kinh không có nghĩa là mãn dục. Nhưng những thay đổi của giai đoạn này sẽ làm bạn cần phải thay đổi nhiều điều trong thói quen sinh hoạt, trong đó có cả chuyện quan hệ vợ chồng hay còn gọi là tình dục tuổi trung niên.

Mãn kinh, phụ nữ nên quan hệ với tần suất thế nào? (Ảnh minh họa)

Mãn kinh, phụ nữ nên quan hệ với tần suất thế nào? (Ảnh minh họa)

Tần suất quan hệ dành cho phụ nữ mãn kinh

Các chuyên gia tình dục học đã công bố một công thức tính tần suất quan hệ tình dục tốt cho sức khỏe dựa vào sự ảnh hưởng của tuổi tác đối với khả năng tình dục, công thức này được gọi là Quy luật số 9. Công thức này được phát biểu như sau:

Tần suất quan hệ tình dục bằng đầu của tuổi nhân với chín. Kết quả là XY thì X là tần suất quan hệ (tính theo tuần) và Y là số lần quan hệ.

Ví dụ: Một phụ nữ đang ở độ tuổi 55. Ta có: 5 x 9 = 45. Như vậy cô ấy sẽ quan hệ với tuần suất 4 tuần 5 lần là phù hợp.

Nhưng ta cũng cần lưu ý rằng, mỗi người lại có một cơ địa sức khỏe khác nhau, vì thế tùy vào thể trạng và cảm hứng mà bạn có thể quan hệ nhiều hơn hoặc ít hơn con số khuyến cáo này. Nhiều phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh lại có đời sống tình dục rất phong phú và thỏa mãn hơn thời kì trước (hồi xuân).

Nếu mãn kinh bị khô âm đạo nên làm gì?

Khô hạn vùng kín là vấn đề tế nhị nhưng lại là vấn đề phổ biến ở giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này là do buồng trứng thoái hóa và ngừng sản xuất estrogen. Estrogen suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo, thành âm đạo và những vấn đề sinh lý của nó.

Để giải quyết vấn đề này, vợ chồng có thể sử dụng một số loại kem bôi trơn. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng vào nó bởi kem bôi trơn chỉ giải quyết triệu chứng. Thay vào đó bạn nên bổ sung estrogen, cân bằng lại hormone cơ thể, từ đó âm đạo sẽ tiết ra dịch một ccash tự nhiên.

Nếu mãn kinh bị khô âm đạo nên làm gì? 1

Khô hạn vùng kín là vấn đề tế nhị nhưng lại là vấn đề phổ biến ở giai đoạn mãn kinh (Ảnh minh họa)

Làm thế nào để bổ sung nội tiế t tố khi bước vào tuổi mãn kinh?

Bổ sung từ thực phẩm. Thực phẩm không giúp bổ sung trực tiếp estrogen vào cơ thể nhưng ăn những thực phẩm lành mạnh giàu phytoestrogen sẽ tạo điều kiện cho cơ thể sản xuất estrogen tự nhiên. Dưới đây là những thực phẩm giàu phytoestrogen:

  • Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ
  • Các loại hạt: Hạt lanh, hạt vừng
  • Các loại quả hạch: hạt dẻ cười, lạc, óc chó
  • Các loại trái cây sấy khô gồm mơ khô, chà là khô, mận khô
  • Rau quả (cỏ linh lăng, đỗ xanh, đậu trắng, đậu đen)
  • Trái cây : Đào, Dâu tây
  • Đồ uống: Rượu vang đỏ
  • Tỏi
  • Ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc

Sử dụng liệu pháp HRT. HRT là một liệu pháp nhằm bổ sung estrogen thiếu hụt cho cơ thể dưới nhiều dạng khác nhau như thuốc uống, miếng dán da, vòng đặt, estrogen âm đạo. Tuy nhiên việc sử dụng liệu pháp HRT về lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Phương pháp an toàn và hiệu quả thay thế liệu pháp HRT. Do những rủi ro mà liệu pháp HRT mang lại, hiện nay các bác sĩ khuyên dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành và chasteberry. Đậu nành giàu phytoestrogen còn chasteberry có khả năng hoạt hóa thụ thể dopamine D2, nhờ vậy có thể làm giảm các biểu hiện dễ cáu giận, thay đổi tâm trạng, cảm xúc và đau đầu ở thời kỳ tiền mãn kinh.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn