Thắc mắc thường gặp khi chị em bị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là tình trạng gặp khá phổ biến ở nhiều chị em gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như cuộc sống. Dưới đây là một số thắc mắc của chị em khi gặp phải hiện tượng này và giải đáp của bác sĩ.

Thắc mắc thường gặp khi chị em bị đau bụng kinh 1

Tại sao bị đau bụng kinh?

Vào chu kỳ kinh nguyệt, khi muốn đẩy máu và các mảnh nội mạc tử cung bị bong tróc ra ngoài thì các cơ tử cung bị co bóp. Chất prostalandin trong cơ thể xuất hiện và tăng lên khiến tử cung co bóp nhiều hơn gây ra đau bụng kinh.

Ngoài ra, đau bụng kinh còn xuất hiện do tử cung bất thường, cổ tử cung quá ngả về phía trước hoặc phía sau, lỗ màng trinh quá hẹp, do tâm lý, chế độ ăn uống,…hay mắc một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…

Đau bụng kinh sao lại kèm tiêu chảy?

Hệ thần kinh tự động điều hành các cơ trơn tử cung nên khi cơ trơn tử cung bị điều khiển co thì ruột là cơ quan bên cạnh chịu tác động nên co bóp nhiều hơn khiến chị em bị tiêu chảy khi có kinh nguyệt. Khi hết kỳ kinh tiêu chảy sẽ hết.

Xem thêm: Đau bụng kinh kèm tiêu chảy có sao không?

Nguyên nhân đau bụng kinh chia làm mấy loại?

Nguyên nhân gây đau bụng kinh được chia làm 2 loại : Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.

Với đau bụng kinh thứ phát sau nhiều năm có kinh mới gặp, có thể gặp ở những bạn bị viêm nhiễm ở tử cung do vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh sau giao hợp kém và bị mắc một số bệnh lý lây qua đường tình dục.

Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau?

Trường hợp nếu đau không thể chịu nổi bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Xem chi tiết: Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn

Vì sao có người đau bụng kinh kèm đau đầu?

Prostaglandin là một chất nội tiết, khi tiết ra nó chạy luôn vào máu và theo mạch máu đi khắp cơ thể, lên tới đầu dẫn tới hiện tượng đau đầu, đến lưng gây ra tình trạng đau lưng. Nhiều chị em khi tới chu kỳ kinh nguyệt người mệt mỏi nên tính tình trở nên khó tính hơn.

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh có 2 loại: Đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Với đau bụng kinh nguyên phát thì đừng quá lo lắng, vì đây là hiện tượng sinh lý thường gặp ở các bạn gái mới dậy thì khi chu kỳ kinh nguyệt chưa ổn định. Thời gian đau thường chỉ trong vòng 12 giờ hoặc hết đau trước khi có kinh 1 ngày.

Trường hợp khác, chị em ở độ tuổi sinh sản có các cơn đau bụng kinh bất thường như đau âm ỉ, đầy bụng, tiêu chảy, chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt kéo dài trên 12 giờ thì cần tới cơ sở y tế để khám ngay vì có thể mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em.

Đau bụng kinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi tình trạng đau bụng kinh ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn mỗi tháng, các triệu chứng gặp phải ngày một xấu đi hoặc đau bụng kinh nghiêm trọng bạn cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Cách nào giảm đau bụng kinh tại nhà?

Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng đau bụng kinh tại nhà:

  • Chườm ấm: Dùng chai hay túi nước ấm để chườm bụng giúp giảm phần nào cơn đau đang hành hạ bạn. Lưu ý, tránh dùng nước nóng bởi sẽ gây bỏng.
  • Đắp gừng: Dùng ít gừng tưoi, giã nát hoặc xắt thành từng lát rồi đắp lên vùng bụng dưới khoảng 5 – 7 phút, hơi nóng của gừng giúp giảm đau bụng khiến bạn dễ chịu hơn
  • Massage nhẹ nhàng: Động tác xoa bóp vùng bụng dưới nhẹ nhàng khiến cơ bụng giãn ra giảm co thắt đột ngột. Xoa bóp theo chiều kim đồng hồ, thực hiện với áp lực vừa phải trong vòng 1 phút, có thể bôi thêm dầu để cơn đau giảm nhanh.
  • Tập yoga: Đây là phương pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả, các động tác đơn giản giúp cơn đau thuyên giảm giúp chị em trải qua kỳ “đèn đỏ” một cách nhẹ nhàng hơn.

 PM – Hregulator có giảm đau bụng kinh không?

Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.

Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …

Xem chi tiết : TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn