4 điều phải biết về trầm cảm ở phụ nữ

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giời. Dưới đây là 4 điều mà bạn phải biết về bệnh trầm cảm ở phụ nữ.

4 điều phải biết về trầm cảm ở phụ nữ 1

Trầm cảm thực sự là một tình trạng sức khoẻ cần được quan tâm (Ảnh minh họa)

1. Trầm cảm thực sự là một tình trạng sức khoẻ

Trầm cảm là một tình trạng bệnh lý, nó có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Do các yếu tố sinh học, homrone mà phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh – mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể thay đổi làm phụ nữ có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có trầm cảm. Ngoài ra, dưới sự kết hợp của các yếu tố như di truyền, sinh học, môi trường, tâm lý cũng là những nguyên nhân thúc đẩy bệnh trầm cảm.

Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn cần hẹn gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để được tư vấn và thăm khám. Hầu hết những người bị trầm cảm đều cần điều trị để cảm thấy tốt hơn.

1. Trầm cảm thực sự là một tình trạng sức khoẻ 1

Hầu hết những người bị trầm cảm đều cần điều trị để cảm thấy tốt hơn (Ảnh minh họa)

2. Trầm cảm có thể tổn thương theo nghĩa đen

Buồn rầu, chán nản chỉ là một phần nhỏ của bệnh trầm cảm. Trên thực tế, một số người bị trầm cảm không chỉ cảm thấy buồn mà còn có thể gặp nhiều triệu chứng về mặt thể chất như: Đau nhức, đau đầu, chuột rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa. Một người bị trầm cảm cũng có thể gặp khó khăn khi ngủ, thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi.

Nếu bạn đã trải qua bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng sau đây trong ít nhất 2 tuần, rất có thể bạn đang bị trầm cảm:

  • Tâm trạng buồn bã, lo lắng, hoặc “trống rỗng” liên tục
  • Luôn có cảm giác bi quan, tuyệt vọng
  • Cảm thấy tội lỗi, luôn đổ lỗi cho bản thân, cảm thấy bản thân vô giá trị
  • Dễ cáu gắt
  • Mệt mỏi, mất hứng thú với những việc đã từng là sở thích, với các hoạt động thường ngày
  • Không quan tâm hoặc thích thú bất kì hoạt động nào
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Di chuyển hoặc nói chuyện chậm hơn
  • Thay đổi thói quen ăn uống/trọng lượng cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc có những hành vi tự tử
  • Đau hoặc đau, nhức đầu, chuột rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa mà không có nguyên nhân rõ ràng và/hoặc không giảm đi ngay cả khi điều trị

Hãy trung thực nói với bác sĩ những vấn đề, triệu chứng mà bạn gặp phải, càng rõ ràng càng tốt. Việc này rất có lợi trong quá trình điều trị của bạn.

2. Trầm cảm có thể tổn thương theo nghĩa đen 1

Hãy trung thực nói với bác sĩ những vấn đề, triệu chứng mà bạn gặp phải, càng rõ ràng càng tốt, việc này rất có lợi cho quá trình điều trị (Ảnh minh họa)

3. Trầm cảm có thể xảy ra ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ

Mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh và chu kì kinh nguyệt đều có thể khiến phụ nữ trầm cảm. Bởi đây đều là những giai đoạn mà người phụ nữ có thay đổi về thể chất  và hormone.

Rối loạn tâm thần trước khi mãn kinh (PMDD)

Mọi người hầu hết đều quen thuộc với thuật ngữ hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) nhưng có một dạng rối loạn khác ít gặp hơn, nghiêm trọng hơn gọi là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).

Các triệu chứng của PMDD cũng tương tự như PMS nhưng nghiêm trọng hơn nhiều, chúng bao gồm trầm cảm, khó chịu, lo lắng và các triệu chứng thể chất như đau ngực, nhức đầu, đau bụng kinh, vv.

Trầm cảm chu sinh

Trầm cảm chu sinh là hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh. Trầm cảm chu sinh nghiêm trọng hơn nhiều so với hội chứng baby blues.

Những triệu chứng của trầm cảm chu sinh (buồn bã, lo lắng, kiệt sức…) sẽ khiến bệnh nhân khó có thể hoàn thành việc chăm sóc hằng ngày cho bản thân cũng như đứa trẻ. Điều này có thể dẫn đến những  hậu quả nghiêm trọng, không ngoại trừ việc người mẹ có thể làm hại chính bản thân và con mình

Nếu thấy  bản thân có các dấu hiệu của trầm cảm chu sinh, bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

Trầm cảm ở giai đoạn mãn kinh

Mãn kinh là những giai đoạn bình thường trong cuộc sống nhưng cũng là thách thức mà người phụ nữ phải vượt qua. Giai đoạn này người phụ nữ phải đối mặt với những bất thường về giấc ngủ, tâm trạng, những cơn nóng bừng, vv. Những triệu chứng này dễ khiến phụ nữ rơi vào trạng thái lo lắng, khó chịu, buồn rầu, dần dần có thể dẫn tới trầm cảm.

Trầm cảm ở giai đoạn mãn kinh 1

Mang thai, sau sinh, giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh và chu kì kinh nguyệt đều có thể khiến phụ nữ trầm cảm (Ảnh minh họa)

4. Trầm cảm có thể điều trị được

Để điều trị trầm cảm cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm thuốc men và tâm lý trị liệu. Nếu những phương pháp điều trị này không làm giảm các triệu chứng, liệu pháp điện động dục (ECT) và các liệu pháp kích thích não khác có thể là những lựa chọn.

Đối với trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, liệu pháp được dùng để điều trị là liệu pháp thay thế hormon estrogen. Sau khi sử dụng estrogen theo đường uống, 80% phụ ữ có thay đổi tích cực trong tinh thần. Tuy nhiên, lợi ích của liệu pháp này thường bị lu mờ bởi các tác dụng phụ nghiêm trọng của chúng. Đặc biệt, liệu pháp này còn làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.

Sử dụng isoflavone đậu nành, một estrogen thảo mộc, có tác dụng tương tự như estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ là lựa chọn tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh – mãn kinh. Isoflavone không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như sử dụng biện pháp hormon thay thế nhưng có nhược điểm là thời gian để cơ thể có thể cảm nhận thấy tác dụng kéo dài, thường sau 2 -3 tuần sử dụng.

Cây Trinh nữ châu Âu (cây Vitex) cũng là một lựa chọn điều trị hiệu quả với các triệu chứng mãn kinh, đặc biệt là làm giảm các triệu chứng tâm lý, trầm cảm. Các thành phần của cây Vitex có khả năng tác động lên tuyến yên và tạo sự cân bằng nội tiế tố nữ. Các hoạt chấ t này được sử dụng như một sự thay thế estrogen ở phụ nữ. Cây Vitex cũng có thể được sử dụng trong một thời gian dài mà không có phản ứng phụ nào.

Trầm cảm ở phụ nữ ảnh hưởng đến từng người ở mức độ khác nhau. Không có cách thức điều trị chuẩn cho tất cả mọi người và trong quá trình điều trị, có thể sẽ phải thử nghiệm nhiều phương pháp để có được phương pháp hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm ở phụ nữ:

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn