Trầm cảm và tự kỷ có giống nhau không?

Trầm cảm và tự kỷ là 2 căn bệnh không còn xa lạ với cuộc sống hiện đại. Thế nhưng trầm cảm và tự kỷ có giống nhau không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Trầm cảm và tự kỷ có giống nhau không? 1

Khái niệm

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm thần, xảy ra do bị căng thẳng một thời gian dài, đặc trưng bởi sự buồn rầu, chán nản hoặc người bệnh luôn có cảm giác tự ti, hạ thấp bản thân, luôn cảm giác có lỗi. Bệnh có thể tái phát lại nhiều lần hoặc kéo dài nếu không được điều trị dứt điểm.

Bệnh trầm cảm làm suy giảm khả năng làm việc, học tập hoặc những sinh hoạt thường ngày. Bị trầm cảm nhẹ, người bệnh có thể được chữa trị mà không cần dùng thuốc. Nhưng nếu để chuyển sang trầm cảm nặng bệnh sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Khi bị trầm cảm nặng, bệnh nhân có thể dẫn đến tự sát.

Bước vào lứa tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, do sự thay đổi của hormone estrogen, phụ nữ rất dễ bị trầm cảm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Tự kỉ là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển, nguyên nhân chủ yếu do di truyền, thường gặp ở trẻ tử 3-10 tuổi. Tự kỉ được thể hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, gặp khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích cũn g như hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kì ai, không phân biệt giới tính, lứa tuổi hay địa vị xã hội. Tự kỉ thể hiện rõ nhất trong 3 năm đầu đời.

Tự kỉ là gì? 1

Triệu chứng

Triệu chứng trầm cảm

Trầm cảm có nhiều triệu chứng khá đa dạng, ở mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau nhưng nhìn chung thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy buồn chán, u uất, suy nghĩ trống rỗng
  • Stress, mệt mỏi, khó tập trung vào bất kì việc gì
  • Luôn cảm thấy tự ti, thấy mình có lỗi và tự đổ lỗi cho mình
  • Dễ bị kích động về mặt cảm xúc
  • Rối loạn giấc ngủ (không ngủ được, thức dậy sớm hoặc ngủ rất nhiều)
  • Rối loạn ăn uống (lúc thì ăn ít, không muốn ăn, lúc lại ăn rất nhiều)
  • Có suy nghĩ, ý định tự tử hoặc cố tìm cách để tự tử khi có cơ hội.

Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nếu bị trầm cảm, ngoài những triệu chứng trên còn có những triệu chứng đặc trưng của thời kì này:

  • Rối loạn vận mạch dẫn tới các cơn bốc hỏa
  • Tiểu đêm nhiều lần do rối loạn tiết niệu
  • Gặp các vấn đề lien quan tới tim mạch
  • Toát mồ hôi, rối loạn tieu hóa, đánh trống ngực, vv do rối loạn thần kinh thực vật
  • Có các triệu chứng đau vai, cột sống, nhức đầu, nhức mỏi cơ thể, vv
Triệu chứng trầm cảm 1

Trầm cảm có nhiều triệu chứng khá đa dạng, ở mỗi người lại có những triệu chứng khác nhau (Ảnh minh họa)

Triệu chứng tự kỷ 

Tùy vào mức độ của bệnh mà dấu hiệu tự kỉ ở mỗi người rất khác nhau, nhưng nhìn chung những người bị tự kỉ đều có một số dấu hiệu chính sau:

  • Khi còn nhỏ thì chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ, chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
  • Trong các mối quan hệ:
    • Không thể kết bạn
    • Gặp vấn đề trong phát triển các kỹ năng giao tiếp, mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên
    • Khó khăn trong việc chia sẻ
    • Không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác, thiếu sự đồng cảm
  • Trong công việc và giao tiếp:
    • Tiếp thu chậm, học tập kém, ít nói chuyện (khoảng 40% những người bị tự kỉ không bao giờ nói chuyện)
    • Giao tiếp khó khăn, không thể bắt đầu cuộc trò chuyện
    • Rập khuôn và lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ, thường lặp lại hơn 1 lần một từ hoặc cụm từ đã nghe trước đó
    • Không hiểu được hết ẩn ý của người khác trong câu nói
  • Trong hành vi:
    • Người mắc tự kỷ thường chỉ tập trung vào một bộ phận thay vì tập trung vào toàn thể
    • Lo lắng về một chủ đề nhất định
    • Rập khuôn hành vi
Triệu chứng tự kỷ  1

Tùy vào mức độ của bệnh mà dấu hiệu tự kỉ ở mỗi người rất khác nhau (Ảnh minh họa)

Điều trị

Điều trị trầm cảm

Điều trị trầm cảm cần áp dụng nhiều phương pháp trị liệu khác nhau bao gồm cả tâm lý và thay đổi lối sống và suy nghĩ. Trong trường hợp trầm cảm nặng cần dùng đến thuốc thì người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ. Việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.

Đối với phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, liệu pháp hormone thay thế (HRT) được áp dụng để điều trị rối loạn trầm cảm ở độ tuổi này. Liệu pháp này giúp giảm được triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tăng nguy cơ loãng xương, đột quỵ, vv.

Hiện nay, phương pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng là bổ sung estrogen từ thực vật (isoflavone). Isoflavone có trong đậu trương được mệnh danh là phytoestrogen, bởi khi vào cơ thể, isoflavone hoạt động như các thụ thể estrogen nội sinh nhưng lại có nguồn gốc từ tự nhiên. Hregulator là một sản phẩm có thành phần chính là isoflavone và dịch chiết Vitex (giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm nhanh chóng). Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo không làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tử cung như liệu pháp HRT.

Điều trị tự kỉ

Điều trị tự kỉ cũng cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm: Phương pháp y học, phương pháp giao tiếp và phương pháp hành vi. Điều trị tự kỉ là một giai đoạn khó khăn, nó mang đến sự bất an, lo lắng ở cả người mắc lẫn người thân. Mặc dù không thể chữa khỏi nhưng nếu phát hiện sớm và có những can thiệp hữu dụng có thể giúp người mắc tự kỉ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.

Như vậy qua bài viết trên chúng ta thấy rằng trầm cảm và tự kỷ tuy là hai chứng bệnh thuộc về tâm thần nhưng mỗi bệnh lại biểu hiện khác nhau, cách điều trị cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi thông tin còn thắc mắc về vấn đề này, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi hoặc để lại bình luận để các chuyên gia giải đáp thêm.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn