Hỏi:
Chào bác sĩ!
Em năm nay 24 tuổi hiện đang làm việc tại Bình Dương. Em có thắc mắc này mong bác sĩ giải đáp: Mỗi tháng khi tới kỳ kinh nguyệt em thường bị đau bụng vào ngày đầu tiên của chu kỳ, đau kéo dài khoảng 3 tiếng. Có đợt đau quá em phải sử dụng thuốc giảm đau. Bác sĩ cho em hỏi triệu chứng như vậy có phải em đang bị viêm nhiễm âm đạo hay không ạ? Mỗi khi đến tháng mà bị đau bụng kinh thì rất khó dính bầu phải không ạ. Mong bác sĩ giải đáp, em xin cảm ơn.
Trả lời:
Đau bụng kinh là hiện tượng gặp khá phổ biến ở chị em phụ nữ, nhiều bạn nữ thấy xuất hiện các triệu chứng như: Đau bụng dưới, đau thắt lưng vào thời điểm trước và sau kỳ kinh nguyệt. Với trường hợp bị đau bụng nặng hơn có thể thấy đau bụng kinh dữ dội, chân tay lạnh, người bủn rủn có người thậm chí còn ngất đi. Tình trạng đau bụng kinh thường gặp ở nữ giới còn khá trẻ, đau có thể kéo dài từ 1 – 2 tiếng hoặc 1 – 2 ngày, sau đó giảm dần.
Nhiều lý do dẫn tới tình trạng đau bụng kinh như do yếu tố di truyền, nội tiết, chế độ ăn uống, bệnh lý phụ khoa, các yếu tố ngoại cảnh như vận động mạnh, ô nhiễm,… Tóm lại một số nguyên nhân thường gặp dẫn tới đau bụng kinh:
Bệnh lý về phụ khoa:
Do vị trí nội mạc tử cung bất thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung,…, do đặt vòng tránh thai trong tử cung dẫn tới tình trạng đau bụng kinh
Xem thêm: Đau bụng kinh kèm buồn nôn có sao không?
Tử cung không bình thường:
Do tử cung kém phát triển kết hợp với sự cung ứng máu bất thường gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu oxi cho tử cung dẫn tới tình trạng đau bụng. Vị trí tử cung không bình thường: Tử cung của phụ nữ quá lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước sẽ tác động tới các cơ gây ra hiện tượng đau bụng.
Tử cung co thắt không bình thường dẫn tới tình trạng các cơ tử cung thiếu máu, hiện tượng thiếu máu này dẫn tới sự co thắt các cơ gây đau bụng
Ống cổ tử cung quá hẹp, kinh nguyệt lưu thông bị trở ngại gây ra đau bụng
Yếu tố tinh thần và thần kinh: Một số chị em phụ nữ quá mẫn cảm với đau bụng kinh, chịu đau kém
Do di truyền:
Trong gia đình nếu người mẹ bị đau bụng kinh thì nguy cơ cao con gái cũng bị đau bụng kinh hơn so với những người khác.
Do nội tiết:
Đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt có liên quan tới sự gia tăng của progesterone. Nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, prostaglandin ảnh hưởng đến các cơ tử cung, làm chúng co lại gây đau bụng. Những người mắc chứng này có hàm lượng prostaglandin trong các mô nội mạc tử cung tăng cao rõ rệt hơn đối với những phụ nữ bình thường.
Vận động mạnh:
Vận động quá mạnh, do trúng gió hoặc bị cảm lạnh trong kì kinh nguyệt đều gây đau bụng kinh.
Yếu tố khác:
Không khí ô nhiễm, những kích thích từ không khí như chất hóa học hoặc công nghiệp như xăng dầu, hương nến,…gây ra đau bụng kinh.
Với những người có kinh nguyệt lần đầu, áp lực tâm lý quá lớn, do ngồi lâu khiến tuần hoàn máu kém, máu kinh không lưu thông, ăn đồ lạnh,…là những nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh.
Có rất nhiều lý do dẫn tới đau bụng kinh, có lý do do sinh lý và những lý do bệnh lý. Nếu đau bụng kinh do sinh lý, không thấy bất bình thường gì liên quan tới tử cung, buồng trứng và kinh nguyệt vẫn đều thì không tác động tới khả năng sinh sản, phụ nữ vẫn có thai như bình thường. Nhưng néu là đau bụng kinh do bệnh lý của hệ sinh sản kèm theo hoặc không kèm theo kinh nguyệt không đều thì có thể dẫn tới tình trạng khó có thai.
Với trường hợp mà em kể trên cũng không loại trừ bị viêm nhiễm phụ khoa có thể dẫn tới đau bụng kinh. Tuy nhiên, em không nên quá lo lắng vì nếu bị viêm nhiễm phụ khoa điều trị triệt để thì không tác động gì tới khả năng có thai. Em nên đi khám phụ khoa định kỳ trước khi có thai để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Chúc em mạnh khỏe!
Bên cạnh đó, để cải thiện đau bụng kinh : Sử dụng dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu)
Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.
Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.
Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …
Xem thêm:
Ý kiến của bạn