Đau bụng kinh khiến nhiều chị em sợ hãi và lo lắng, đặc biệt khi những cơn đau dai dẳng kèm theo đó là tình trạng cơ thể mệt mỏi, không thể tiếp tục làm việc hoặc học tập được. Có nhiều chị em sử dụng gừng để giảm đau bụng kinh. Vậy giải pháp này có thực sự hiệu quả? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây.
Nguyên nhân dẫn tới đau bụng kinh
Đau bụng kinh ở nữ giới xảy ra do sự chậm lưu thông máu huyết dẫn tới tử cung bị co thắt quá mức. Bên cạnh đó, đau bụng kinh cũng là phản ứng của cơ thể do sự tăng cao đột ngột của prostaglandin, dẫn đến sự co thắt mạnh của tử cung, và siết chặt các mạch máu dẫn tới tử cung. Các mao mạch lúc này bị thiếu oxy, do thiếu máu, khiến cho nội mạc tử cung bị hoại tử, và bong tróc ra ngoài nhiều. Đây là nguyên nhân bình thường.
Nhưng đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát chị em cần lưu ý:
Do lạc nội mạc tử cung: Tình trạng lạc nội mạc tử cung là kết quả các mảnh niêm mạc vì lý do nào đó mà di chuyển lên khoang bụng, lạc nội mạc tử cung gây ra tình trạng khi tới ngày hành kinh máu kinh không thể thoát ra ngoài được gây ứ tắc bên trong và gây ra tình trạng đau bụng kinh cho chị em.
Viêm vùng chậu, tắc nghẽn vùng chậu: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở phụ nữ, các tình trạng này xảy ra khi bên trong cơ thể có viêm nhiễm, bao gồm cả tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng hay căng đầy mạch máu trong khoang xương chậu gây ra xung huyết vùng chậu. Cần phải khám chữa kịp thời và chính xác để bệnh tránh trở thành mãn tính gây viêm dính các cơ quan vùng chậu và đau bụng trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: Tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh
Gừng tươi có giảm đau bụng kinh không?
Theo khoa học chứng minh, nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh ở chị em là do máu lưu thông chậm dẫn tới tử cung bị co thắt quá mức. Lượng Prostaglandin trong máu cao cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự co thắt của tử cung khiến những cơn đau bụng kinh của bạn càng trở nên dữ dội hơn. Vì vậy, để giảm đau bụng kinh chị em phải giảm sự co bóp của tử cung bằng cách thúc dẩy quá trình tuần hoàn và lưu thông máu trong cơ thể.
Đặc điểm gừng tươi: Có tính cay nóng giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết giúp giảm bớt tình trạng co thắt ở tử cung vì vậy giảm hiện tượng đau bụng kinh khi bạn tới ngày “đèn đỏ”. Bên cạnh đó, gừng tươi rất tốt cho việc chữa trị chứng đầy bụng, buồn nôn, ớn lạnh,…những dấu hiệu thường gặp trong ngày đèn đỏ.
Những cách sử dụng gừng tươi để giảm đau bụng kinh?
Có nhiều cách sử dụng gừng tươi giúp bạn giảm đau bụng kinh hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp cụ thể như sau:
Đắp gừng tươi lên bụng
Đây là cách đơn giản và rất dễ thực hiện, bạn lấy một nhanh gừng sau đó rửa sạch và giã nát. Tiếp theo, bạn nằm ngửa lên trên giường, chân duỗi thẳng hoặc co lên sao cho thoải mái, dùng một miếng vải sạch và cho gừng giã nát vào rồi đắp trực tiếp lên phần bụng dưới.
Khoảng 5 phút sau, hơi nóng của gừng lan tỏa khắp bụng, cơn đau bụng kinh cũng giảm dần và bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Nước ép gừng
Thực hiện như sau: Rửa sạch gừng, thái miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước rồi pha thêm nước ấm, có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Uống mỗi ngày một ly nhỏ bạn sẽ thấy hiện tượng đau bụng kinh giảm dần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mua trà gừng có bán sẵn tại các hiệu thuốc, pha với nước ấm với lượng vừa đủ để uống.
Tắm nước gừng tươi
Thực hiện khá đơn giản bằng cách: Dùng 3 – 4 nhánh gừng tưoi, rửa sạch gừng sau đó đập dập gừng củ, cho hỗn hợp vào nước lạnh đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó, dùng hỗn hợp trên để tắm, nếu để nguội vừa rồi tắm thì càng tốt, còn nếu không bạn pha với nước lạnh ao cho đủ ấm, thêm một chút muối rồi tắm.
Tác dụng tắm nước gừng tươi: Giúp giữ ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu do đó giảm đau bụng hành kinh nhanh nhất.
Ngậm gừng tươi
Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng hoặc giã nát thêm chút đường hoặc mật ong để ngậm, sử dụng cách này có tác dụng giảm đau bụng kinh khá hiệu quả.
Món ăn có gừng tươi
Nếu chị em bị đau bụng kinh mỗi khi tới tháng hãy ưu tiên sử dụng gừng tưoi trong các món ăn hàng ngày. Có nhiều món ăn có sử dụng gừng mà bạn có thể áp dụng như:
- Canh cải nấu gừng
- Gà rang gừng
- Thịt lợn xào gừng
- Bí xanh luộc với gừng,..
Đây đều là những món chế biến từ gừng dễ ăn mà lại có hiệu quả trong việc giúp giảm đau bụng kinh nguyệt.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng kinh. Với trường hợp đau bụng kinh do bệnh lý người bệnh thường kèm theo các dấu hiệu khác như choáng váng, ngất xỉu, buồn nôn, sốt hoặc ớn lạnh… thì bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Xem thêm: 4 món ăn ngon giúp giảm đau bụng kinh
Cần làm gì khi bị đau bụng kinh khi tới ngày “đèn đỏ”
Bên cạnh việc dùng gừng, chị em cần kết hợp một số mẹo nhỏ giúp cải thiện tình trạng:
Tập thể dục: Không nên tập các bài tập thể chất nặng nề vì nó khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Bạn nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…giúp tăng cường lưu thông máu ở khu vực vùng chậu làm đau bụng kinh được rút ngắn và giảm bớt một cách bất ngờ.
Bổ sung vitamin: Khi tới ngày đèn đỏ, đau bụng kinh khiến chị em mệt mỏi ăn uống không còn ngon miệng. Do đó, chị em nên bổ sung thêm canxi và các vitamin cần thiết từ rau củ, quả để có một cơ thể khỏe mạnh.
Massage vùng bụng nhẹ nhàng: Giúp hoạt động của cơ bụng co thắt nhịp nhàng hơn vào những ngày đèn đỏ
Bên cạnh đó, một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả là sử dụng : Dịch chiết cây Vitex (Cây Trinh nữ Châu Âu)
Từ xưa, cây Vitex đã được sử dụng trong truyền thống của người Ai Cập, La Mã để giúp cải thiện điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm triệu chứng trong thời gian kinh nguyệt của phụ nữ. Các nghiên cứu tại Đức và nhiều nước khác trong suốt hơn 50 năm qua đã nhấn mạnh lợi ích của cây Vitex trong điều trị các bệnh liên quan tới hormone phụ nữ như hội chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh và mãn kinh.
Thành phần Flavonoid trong quả Vitex có tác dụng kích thích thụ thể μ- và δ-opioid, làm giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000). Hơn thế nữa, khoảng 67% các trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt không đều trở về bình thường sau khi được điều trị với dịch chiết Vitex.
Hregulator là sản phẩm có sự kết hợp của thành phần estrogen đậu nành và dịch chiết quả Vitex. Đây là một lựa chọn tốt cho phụ nữ giúp kiểm soát tốt các biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, nổi mụn, …
Xem chi tiết : TẠI ĐÂY
Ý kiến của bạn