Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ trước và trong thời kỳ hành kinh. Phần lớn đây là dấu hiệu bình thường không gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của chị em. Nhưng trong một số trường hợp những cơn đau bụng dữ dội, kéo dài khi “đèn đỏ” gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, học tập và làm việc. Khi đó, tiềm ẩn của những nguy cơ bệnh lý. Nhiều chị em thắc mắc, đau bụng kinh có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu đau bụng kinh trong trường hợp nào gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Đau bụng kinh có nguy hiểm không?
Đau bụng kinh là một trong những hiện tượng thường gặp, ở mỗi phụ nữ đau bụng kinh có mức độ khác nhau. Nhiều chị em đau bụng kinh nhẹ trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhưng nhiều chị em lại bị đau bụng rất dữ dội gây ảnh hưởng tới sức khỏe
Nguyên nhân gây đau bụng kinh : Được chia làm 2 loại đau bụng kinh Nguyên phát và thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát có nguy hiểm không?
Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì. Các triệu chứng thường đau âm ỉ, đau từ vùng thắt lưng sau đó lan sang bụng. Đôi khi cũng có thể bộc phát đau dữ dội.
Đau bụng kinh nguyên phát thường không nguy hiểm tới sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ tự khỏi sau khoảng 3 năm hoặc sau khi phụ nữ kết hôn, sinh con.
Đau bụng kinh thứ phát có nguy hiểm không?
Thường gặp ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản với các dấu hiệu là những cơn đau dữ dội. Cơn đau khiến chị em không thể làm gì trong những ngày có kinh nguyệt. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, bủn rủn,…Trường hợp nặng hơn có thể ngất.
Đau bụng kinh thứ phát thường đau trước kỳ kinh nguyệt nhiều ngày hoặc kéo dài trong suốt kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh thứ phát gây ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ nói riêng và sức khỏe của phụ nữ nói chung. Những cơn đau bụng kinh thứ phát là dấu hiệu báo chị em đang phải đối mặt với một số bệnh phụ khoa gây nguy hiểm tới sức khỏe. Một số bệnh lý thường gặp phải như:
- Lạc nội mạc tử cung
- U xơ tử cung
- Viêm dính tử cung
- Viêm vùng chậu
- Bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa,…
Đau bụng kinh trong nhiều trường hợp là dấu hiệu bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe
Bản thân đau bụng kinh không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nếu là triệu chứng của bệnh lý nào đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cần được phát hiện và xử trí kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng vì có thể dẫn tời vô sinh.
Xem thêm: Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Những dấu hiệu đau bụng kinh nguy hiểm
Trong thời kỳ hành kinh nhiều chị em gặp phải những cơn đau bụng kinh khiến cơ thể cảm thấy rất khó chịu. Dưới đây là một số dấu hiệu đau bụng kinh nguy hiểm chị em cần lưu ý:
Đau bụng kinh nguyệt âm ỉ kèm đầy bụng, tiêu chảy
Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới, tùy theo cơ địa từng người mà mức độ và đặc điểm cơn đau khác nhau. Có những người đau bụng âm ỉ 1 – 2 ngày nhưng có những người bị đau bụng dữ dội kèm với các triệu chứng nguy hiểm như: đau bụng dữ dội, buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy khiến cơ thể mất nước rất mệt mỏi.
Khi gặp phải tình trạng đau bụng kinh mà cơ thể mệt mỏi, đầy bụng, tiêu chảy cần tới các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của những bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đau bụng kinh kéo dài hơn 12 giờ
Với những bạn gái khi mới bước vào tuổi dậy thì, đau bụng kinh do trễ kinh, chậm kinh gây nên. Trường hợp đau bụng kinh dữ dội đến mức không thể chịu được, tình trạng đau kéo dài hơn 12 giờ thì phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.
Đau bụng kinh kèm hoa mắt, chóng mặt, tay chân bủn rủn
Trường hợp đau bụng kinh khiến tay chân bủn rủn, hoa mắt chóng mặt khiến chị em không thể làm được việc gì. Nếu có các triệu chứng này cần tới cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Rất nhiều trường hợp tới thời kỳ kinh nguyệt bị đau bụng dữ dội cso thể bạn đang mắc phải một số bệnh phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm dính tử cung,…
Ngăn ngừa và phòng tránh đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm đau hiệu quả:
- Chườm nóng hoặc uống một chút nước gừng giúp làm ấm bụng và giảm các cơn đau
- Trước thời kỳ kinh nguyệt từ 3 – 5 ngày nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ. Hạn chế các thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm lạnh khiến kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm các cơn đau. Chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu
- Đi bộ nhẹ nhàng giúp cơ thể thoải mái
Với những chị em bị đau bụng dữ dội cần xử trí như sau:
- Dừng các công việc hiện tại, nghỉ ngơi tại chỗ hoặc nằm nghỉ tránh hiện tượng bị choáng đột ngột
- Nằm sấp bụng, kê gối dưới bụng để giảm cơn đau
- Lấy túi nước nóng cho vào túi vải hoặc túi cao su để chườm lên vùng bụng dưới, nằm tư thế ngửa, duỗi thẳng hai chân. Chườm cho đến khi nước còn ấm thì đặt yên trên bụng.
- Uống thuốc điều kinh để tăng khả năng điều huyết, tránh dồn ứ kinh nguyệt cục bộ
- Sử dụng dịch chiêt cây Vitex để chủ động điều hòa các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: đau lưng, cương đau vú, đau bụng, nổi mụn,…
- Vào những ngày gần sát kỳ nguyệt san, vận động nhẹ nhàng cơ thể, vệ sinh sạch sẽ vùng kín sẽ giúp tăng cường các cơ và điều huyết, thông kinh.
Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, một trong những giải pháp an toàn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid (chủ yếu là casticin) trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin (một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau). 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng (Loch et al, 2000)”
PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg (glycine max seed) và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.
Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY
Ý kiến của bạn