Chị em phụ nữ thường nghe nói đến các sản phẩm được chiết xuất từ hạt đậu nành nhưng đã mấy ai hỏi dịch chiết đậu nành có tác dụng gì, làm thế nào để chiết xuất được chưa?
Dịch chiết đậu nành là gì?
Dịch chiết đậu nành là dung dịch thu được của các chất hòa tan có trong đậu nành (đậu tương) với môi trường dung môi. Quá trình tao ra dịch chiết được gọi là chiết xuất.
Chiết xuất là phương pháp sử dụng dung môi để lấy các chất tan ra khỏi các mô thực vật. Có ba quá trình quan trọng đồng thời xảy ra trong chiết xuất là:
- Sự hòa tan của chất tan vào dung môi.
- Sự khuyếch tán của chất tan trong dung môi.
- Sự dịch chuyển của các phân tử chất tan qua vách tế bào thực vật.
Để đảm bảo hoạt chất trong dịch chiết đậu nành tùy thời điểm thu hái mà có thể sử dụng đậu nành tươi hoặc khô để chiết zuất. Có 2 phương pháp chiết xuất để tạo ra dịch chiết phổ biến là chiết xuất ở nhiệt độ thường (ngâm lạnh, ngấm kiệt ở nhiệt độ thường) hay chiết xuất ở nhiệt độ cao (chiết nóng, hãm, sắc, ngấm kiệt nóng). Tùy từng yêu cầu, điều kiện mà lực chọn kỹ thuật chiết thích hợp.
Quá trình thu dịch chiết đậu nành được dùng bằng phương pháp ngâm đậu nành (dạng bột, dạng lỏng …) trong 1 lượng thừa dung môi trong một thời gian nhất định để các chất trong đậu nành hòa tan vào dung môi. Dịch chiết sau đó được rút hết ra và dung môi mới được thêm vào và quá trình ngâm – chiết được lập lại cho tới khi lấy hết các chất khỏi dược liệu.
Ngoài các kỹ thuật chiết cổ điển như trên, các kỹ thuật chiết mới như chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, vi sóng, chiết chất lỏng quá tới hạn, chiết dưới áp suất cao v.v… đã được phát triển để nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng chiết xuất.
Dịch chiết đậu nành bao gồm đầy đủ các thành phần hóa học có trong đậu nành.
Công dụng của đậu nành
Trong hạt đậu nành có chứa rất nhiều dinh dưỡng đặc biệt là protein, 8 loại acid amin thiết yếu và là nguồn cung cấp calcium, chất xơ, sắt và vitamin B. Các hợp chất isoflavon và các hóa thảo (phytochemicals) khác trong đậu nành có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh như: đau tim, tai biến mạch máu não, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh, phòng ngừa ung thư vú, ung thư kết tràng…. Những hóa thảo đậu nành gồm có: protease inhibitors, phytates, phytosterols, saponins, acid phenolic, lecithin, acid béo omega 3, và isoflavones (phytoestrogens).
- Protease inhibitors: có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi tác hại của môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhiễm trong không khí. Tuy nhiên, protease inhibitors bị mất bớt đi sau khi đậu nành được chế biến qua phương pháp làm nóng.
- Phytates: là một hợp thể phosphorus và inositol, có khả năng ngăn cản tiến trình gây bệnh ung thư kết tràng và ung thư vú. Ngoài ra nó còn có khả năng tiêu diệt những tế bào bị ung thư và phục hồi những tế bào bị hư hại.
- Phytosterols: có khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch bằng cách kiểm soát lượng cholesterol trong máu, đồng thời nó cũng có khả năng làm giảm thiểu sự phát triển các bướu ung thư kết tràng và chống ung thư da.
- Saponins: hoạt động như chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào cơ thể khỏi các tác hại của các gốc tự do. Nó cũng có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Acid phenolic: là một dược chất hóa học chống oxy hóa và phòng ngừa các DNA bị tế bào ung thư tấn công.
- Lecithin: là một hóa chất thực vật quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc kích thích sự biến dưỡng ở khắp các tế bào cơ thể. Có khả năng làm gia tăng trí nhớ bằng cách nuôi dưỡng tốt các tế bào não và thần kinh, làm chắc các tuyến, tái tạo các mô tế bào cơ thể, có khả năng cải thiện hệ thống tuần hoàn, bổ xương, và tăng cường sức đề kháng.
- Acid béo omega 3: là loại chất béo không bão hòa có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu LDL đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt HDL trong máu. Acid béo omega-3 còn gọi là alpha-linolenic acid gồm 2 thứ EPA và DHA cũng có trong một vài loại cá biển và trong cá sống ở những vùng nước nóng
- Isoflavones (phytoestrogens): là một dạng flavones thường gọi là flavones đậu nành – một hóa chất thực vật tương tự hormone sinh dục nữ và hoạt động giống estrogen, có khả năng chống lại các tác nhân gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone, giúp giảm nhanh các triệu chứng liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh.
Tác dụng của isoflavones trong dịch chiết đậu nành
Giảm nhanh triệu chứng tiền mãn kinh mãn kinh
Trong một nghiên cứu thăm dò lâm sàng đã cho thấy isoflavones đậu nành trên giúp giảm nhanh các triệu chứng ở tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh như cơn bốc hoả, giảm số lần đổ mồ hôi đêm hay nhiều triệu chứng mãn kinh khác. Chính các tác động tốt khi sử dụng isoflavones đậu nành này mà được khuyến khích sử dụng loại hormon thay thế này cho các trường hợp phụ nữa tiền mãn kinh không muốn sử dụng hormon thay thế khác.
- Dùng isoflavones đậu nành, số lần bốc hỏa giảm rõ hơn hẳn so với ở nhóm dùng placebo. Phụ nữ dùng placebo mỗi đêm sẽ thức giấc trung bình 1,89 lần do bốc hoả và đổ mồ hôi đêm, nhưng ở nhóm điều trị bằng isoflavone đậu nành, số lần thức giấc giảm chỉ còn 1,52 lần/đêm
- Những phụ nữ sử dụng nhiều đậu nành, những triệu chứng khác của tuổi mãn kinh (mất ngủ, khó ngủ, trầm cảm, khô âm đạo, đau khi quan hệ) giảm rõ rệt so với ở nhóm phụ nữ có chế độ dinh dưỡng thông thường, ít sử dụng đậu nành.
- Uống flavone đậu nành còn có thể làm đẹp da, tăng kích thước vòng 1
Năm 2005, Bộ Khoa học dinh dưỡng Mỹ đưa ra công bố: “100 mg estrogen thảo dược (phytoestrogen) từ Isoflavones đậu nành tăng BMD và giảm mỡ trong cơ thể đồng thời với việc giảm BMI và ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ mãn kinh”
Một nghiên cứu tại Mayo Clinic (Tổ chức y tế phi lợi nhuận dẫn đầu tại Mỹ) trên 30 phụ nữ đã cho thấy việc sử dụng estrogen thảo dược (isoflavone đậu nành) trong 6 tuần giúp giảm tần suất bốc hỏa lên tới 50% và giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa là 57%.
Tại Việt Nam, Bệnh viện phụ sản Trung Ương và Hội sản phụ khoa Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả thâm nám từ 25,7% trước điều trị giảm xuống còn 9% sau điều trị; khô âm đạo từ 51% xuống 9,3%; giảm khoái cảm từ 51,4% và 48,6% xuống còn 9,3% và 4,6%, kinh nguyệt đều đặn, giảm bốc hỏa, mất ngủ, an toàn, không có tác dụng phụ.
Giảm nguy cơ loãng xương
Các nhà khoa học của Đại học Hull Anh Quốc đã tiến hành khảo sát trên 200 phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm có sử dụng isoflavone đậu nành hoặc bổ sung đậu nành mỗi ngày với nhóm người không bổ sung isoflavone. Kết quả thu được sau 6 tháng: Nhóm bổ sung isoflavone đậu nành không chỉ có tỷ lệ loãng xương thấp mà còn có nguy cơ bị bệnh tim thấp hơn so với nhóm người còn lại. Trưởng nhóm nghiên cứu, TS. Thozhukat Sathyapalan cho biết: “Chúng tôi thấy rằng protein đậu nành và isoflavone là một sự lựa chọn an toàn, hiệu quả để cải thiện sức khỏe xương ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sớm”.
Ngăn ngừa ung thư
Isoflavone trong đậu nành có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả:
- Thành phần genistein trong flavone đậu nành có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương tế bào, làm giảm nguy cơ ung thư.
- Chất daizein trong flavone đậu nành nếu được sử dụng với liều cao sẽ có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch, phá hủy những chất có hại cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ bị ung thư.
Hợp chất genistein trong isoflavone đậu nành có đặc tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Isoflavones trong đậu nành ức chế sự tăng trưởng tế bào ung thư, làm giảm hoạt động của Estrogen nội sinh của phụ nữ do đó giảm nguy cơ ung thư tử cung, ung thư vú. Đối với nam giới bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống bằng testosteron, nên isoflavon có thể làm giảm nguy cơ không tiến triển bệnh phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu lâm sàng của tổ chức WISH cho thấy với 350 phụ nữ khỏe mạnh từ 45 đến 92 tuổi khi sử dụng thực phẩm từ đậu nành giàu isoflavones giúp kìm hãm sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng. Việc đánh giá sự phát triển của xơ vữa động mạch cận lâm sàng được thực hiện bằng đo lường độ dày của lớp nội trung mạc động mạch cảnh (carotid intima-media thickness, viết tắt là CIMT). Dự án nghiên cứu 3 năm này đã cho thấy nhóm phụ nữ sử dụng đậu nành giảm được 16% sự phát triển của CIMT so với nhóm sử dụng sữa bò.
Ngoài khả năng giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, thực phẩm đậu nành còn được chứng minh là cải thiện các yếu tố có lợi cho bệnh tim mạch như: chức năng nội mô, hệ thống co giãn động mạch, giảm quá trình oxy hóa và kích thước của các cholesterol xấu.
Làm đẹp da và giữ gìn vóc dáng cho phụ nữ
Isoflavones được xem như là một chất chống oxy hóa. Trong đó genistein, một Isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành có tác động như một chất chống oxy hóa, giúp ức chế một số bước trong quá trình khởi phát và tạo thành mảng xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Ruiz-Larrea MB bệnh viện GUY London và cộng sự thực hiện năm 1997 cũng cho thấy genistein là chất có hoạt tính chống oxi hóa mạnh nhất thể hiện ở khả năng trung hòa các gốc tự do giúp làm chậm quá trình lão hóa da.
Isoflavones từ đậu nành đã giúp chị em phụ nữ quên đi nỗi lo sợ về sự gia tăng mất kiểm soát “cân nặng” vì có khả năng thay đổi cách tiếp nạp thức ăn, đồng thời protein trong đậu nành làm giảm cảm giác thèm ăn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và duy trì năng lượng lâu hơn cho cơ thể. Isoflavones được cho là không chỉ duy trì vẻ đẹp vóc dáng mà nó còn giúp chống lão hóa cơ thể; đem lại vẻ đẹp cho da, tóc và có tác dụng tích cực trong giảm sự lão suy sớm.
Isoflavone đậu nành giúp cải thiện toàn diện về chất lượng cuộc sống của phụ nữ tiền mãn kinh mãn kinh.
Ý kiến của bạn