Vào thời kỳ mãn kinh, hàm lượng estrogen suy giảm nhanh chóng dẫn tới cơ thể phụ nữ có thể phản ứng với những thay đổi đột ngột trong sinh lý và tâm lý. Những cơn nóng giận xuất hiện đột ngột không kiểm soát đi kèm với tình trạng mất ngủ, thậm chí hoảng loạn, suy nghĩ cực đoan. Việc nóng giận trong giai đoạn mãn kinh thực sự là một phản ứng khoa học đáng quan tâm!

Nóng giận thời kỳ mãn kinh thực sự là một phản ứng khoa học đáng quan tâm( Ảnh minh họa)
Estrogen đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và cả đời sống tình dục của người phụ nữ, là nguồn cội của nữ tính, sức đẹp và hạnh phúc của phái đẹp.
Estrogen kiểm soát lượng serotonin( hormone giúp điều chỉnh tâm trạng ổn định hơn). Người ta còn gọi serotonin là hormone hạnh phúc vì nó có tác động lớn đến trạng thái vui buồn của con người, giúp điều tiết tâm trạng và chống trầm cảm. Giai đoạn mãn kinh, hàm lượng estrogen giảm đồng nghĩa với việc serotonin cũng giảm theo, cảm xúc của bạn vì thế mà cũng thiếu kiểm soát hơn, dễ nổi cáu và tức giận.
Tác hại của nóng giận thời kỳ mãn kinh
Gây tổn thương cho gan: Khi nóng giận, cơ thể sẽ tự sản sinh ra catecholamine, cùng với ảnh hưởng từ hệ thần kinh trung ương khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể chị em sẽ lên cao, kéo theo sự gia tăng axit béo, độc tố gây hại cho gan.
Khiến não nhanh chóng già đi: Khi phụ nữ tức giận vào thời kỳ mãn kinh, não của họ sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ lượng huyết dịch ngày càng đổ nhiều về, khiến cho lượng huyết dịch trong não tỉ lệ nghịch với lượng oxy cần thiết, cực kỳ gây hại cho não bộ.
Tổn thương dạ dày: Tim lúc này sẽ tác động cùng huyết quản, khiến cho lượng máu trong dạ dày và đường ruột của phụ nữ mãn kinh giảm mạnh, làm mất cảm giác ngon miệng, nặng hơn là có nguy cơ viêm loét dạ dày.
Tổn thương phổi: Khi nóng giận, con người thường có xu hướng thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí trong một tần suất cao quá mức, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu có giảm xuống liên tục, do vậy mà phổi cũng không có thời gian điều hòa, nghỉ ngơi mà phải làm việc liên tục, dẫn tới những tổn thương cho lá phổi.
Thiếu oxy cho cơ tim: Lượng lớn huyết dịch về tim khi nổi giận sẽ chuyển lên não và cơ mặt của bạn, do đó, lượng huyết dịch cần thiết vận hành của tim sẽ giảm đi. Đây là nguyên nhân gây hiện tượng oxy lên tim, làm cho tim co bóp không còn nhịp nhàng.
Ảnh hưởng tới làn da: Thường xuyên cáu giận khiến cho cơ mặt của chị em có nhiều nếp nhăn sâu, nhất là khu vực trán và khóe mắt. Đối với chị em phụ nữ, đây sẽ là một ảnh hưởng không hề nhỏ.
Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh: Khi nổi cáu, chị em có thể nói hoặc hành động mất kiểm soát khiến cho đối phương bị tổn thương, gây ra những ảnh hưởng không đẹp tới mối quan hệ giữa mình và đối phương.

Khi nổi cáu, chị em có thể nói hoặc hành động mất kiểm soát gây tổn thương cho đối phương( Ảnh minh hoạ)
Giải pháp loại bỏ nóng giận thời kỳ mãn kinh
Cân bằng nội tiết tố chính là chìa khóa cải thiện tình trạng nóng giận trong giai đoạn mãn kinh.
Chế độ dinh dưỡng
Yếu tố dinh dưỡng chiếm vai trò quan trọng quyết định tới sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của bạn. Dưới đây là một số gợi ý về thực phẩm giúp kiềm chế cơn nóng giận của bạn:
- Chuối: chuối chứa dopamine giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Chuối cũng là loại thực phẩm dồi dào vitamin( A, B, C B6) giúp hệ thần kinh ổn định. Trong chuối còn chứa magiê bổ sung năng lượng tích cực cho tâm trạng.
- Socola đen: Một miếng socola đen nhỏ cũng có thể giải phóng endorphin, tăng serotonin và giảm stress.
- Quả óc chó: Óc chó chứa axit béo omega-3, vitamin E, melatonin và chất chống oxy hóa có ích cho trí não con người; cung cấp các yếu tố thúc đẩy tâm trạng như hỗn hợp của axit béo omega 3, tryptophan và vitamin B6. Vì vậy sử dụng một lượng nhỏ hạt óc chó mỗi ngày không chỉ giúp giảm bớt sự tức giận mà còn tăng hạnh phúc.
- Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có chứa chất chống oxy hóa và flavonoid có tác dụng làm dịu cơ thể, giúp hệ thần kinh thư giãn và bình tĩnh. Hãy thưởng thức tách trà hoa cúc hàng ngày để cảm nhận được tác dụng từ nó, bạn sẽ nhận ra mình không còn dễ nổi cáu như trước.
Tập thể dục thường xuyên
Vận động thường xuyên và khoa học không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà trong khi vận động cơ thể kích thích các hormone endorphin, cải thiện tâm trạng. Sau mãn kinh, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tình trạng dễ nổi nóng có liên quan mật thiết tới bệnh tim mạch, những người thường xuyên cáu giận, căng thẳng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn so với những người bình thường có tâm trạng ổn định.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật khuyến cáo nên dành ra 150 phút luyện tập thể dục mỗi tuần.
Bên cạnh đó, để thay đổi tâm trạng, bạn có thể tham gia các lớp học, các câu lạc bộ sáng tạo như vẽ tranh, khiêu vũ, các lớp thiền, yoga. Yoga bao gồm các tư thế kiểm soát cơ thể, tâm trạng thanh tịnh, giúp bạn có lối sống tích cực.

Chế độ ăn uống và tập luyện thể dục khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng nóng giận thời kỳ mãn kinh( Ảnh minh họa)
Có một mẹo nhỏ Hregulator dành tặng các chị em:
Hãy thử ghi lại những lần bạn đã nổi nóng về điều gì đó, với ai? Sau đó hãy suy nghĩ về những ảnh hưởng của nó tới bạn, tới mối quan hệ của bạn như thế nào? Lần tới khi có sự việc tương tự diễn ra, bạn hãy dừng lại, hít thở sâu 10 giây và bạn sẽ biết mình nên làm gì, sẽ ổn hơn nhiều đó!
Mãn kinh thực sự giống như “cơn ác mộng” mà không một phụ nữ nào mong muốn trải qua. Cáu giận và căng thẳng trong giai đoạn này cũng càng phổ biến, tuy nhiên, hãy để mãn kinh bước vào cuộc sống của bạn và chấp nhận những thay đổi mà nó mang đến một cách chủ động và tích cực hơn.
Ngoài việc thay đổi tâm trạng do suy giảm nhanh estrogen, phụ nữ tuổi mãn kinh cũng thường gặp một số triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng tới tâm trạng, hãy tham khảo thêm các bài viết về các triệu chứng này để nếu có gặp phải bạn cũng biết cách “xử lý” chúng nhé:
Ý kiến của bạn