Mối quan hệ giữa hormone estrogen và bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Các nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng sản xuất nội tiết tố có vai trò đối với nguy cơ trầm cảm ở nữ giới.

Estrogen và mối quan hệ với bệnh trầm cảm ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Estrogen và mối quan hệ với bệnh trầm cảm ở phụ nữ (Ảnh minh họa)

Nguy cơ trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh và hormone Estrogen

Theo nghiên cứu, hormone Estrogen có thành phần chính là Estradiol được sản sinh trong nhiều năm ở nữ và có tác động tới serotonin – một chất có liên quan đến trạng thái trầm cảm cũng như tâm trạng. Hơn 1.300 phụ nữ tham gia cuộc thử nghiệm này cho kết quả: Nếu  estradiol được sản xuất kéo dài từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt đến khi bắt đầu thời kỳ mãn kinh có liên quan một cách rõ ràng với nguy cơ giảm trầm cảm trong thời kỳ mãn kinh cho tới 10 năm kế tiếp.

Bác sĩ Wendy Marsh thuộc Khoa Tâm thần ĐH YK Massuchetts đã công bố trên Tạp chí Mãn kinh của Hội Mãn kinh Bắc Mỹ (North American Menopause Society – NAMS ngày 17/7/2017:

Do sự thay đổi của nộ tiết tố, các triệu chứng của bệnh trầm cảm dễ xảy ra ở giai đoạn sắp mãn kinh. Nguy cơ trầm cảm sẽ tăng lên nếu người phụ nữ bị mãn kinh sớm, ít chu kì kinh nguyệt trong đời và hiện diện nhiều cơn bốc hỏa, nóng bừng.

Tìm hiểu thêm về trầm cảm tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh:

Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh cần chủ động bảo vệ sức khỏe

Nếu có sự thay đổi về khí sắc (tính khí), mất thỏa mãn, thay đổi cân nặng, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, buồn bã kéo dài hay có những hành động không thích hợp thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán trầm cảm. Hiện nay khá nhiều bệnh nhân nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh đến khám vì một số triệu chứng trầm cảm lo âu có. Chính vì vậy khuyến cáo nhận biết và thăm khám chuyên khoa sớm có thể mang lại nhiều hiệu quả hơn trong việc điều trị.

Ngoài ra, bước vào độ tuổi trên 40, phụ nữ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh để bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy lên một kế hoạch ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sống một lối sống lành mạnh, khoa học và thường xuyên vận động cơ thể. Đồng thời, hãy chủ động bổ sung estrogen thực vật từ đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành.

  • Isoflavone trong đậu nành được mệnh danh phytoestrogen – một chất thay thế nội tiết tố nữ. Isoflavones có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh, giúp hạn chế các cơn bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi và đổ mồ hôi về đêm, hạn chế tăng cholesterol trong máu và làm giảm loãng xương.
  • Ưu điểm của Isoflavone so với liệu pháp thay thế hormone (HRT) là bổ sung Isoflavones ở liều lượng phù hợp không có tác dụng phụ đáng ghi nhận nào ở vú, tử cung như việc dùng liệu pháp hormon thay thế.

Theo Hregulator.net

Ý kiến của bạn