Trong hai thập kỷ qua, một số mô hình đã được đề xuất để hiểu nguyên nhân và sinh bệnh học của chứng mất ngủ. Vậy, mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thể chất và tinh thần?
Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thể chất và tinh thần?
Mất ngủ ảnh hưởng tới cảm xúc
Những người tham gia vào nghiên cứu liên quan đến chứng mất ngủ đã được ghi nhận là bị stress và tức giận nhiều hơn nhóm chứng khi được yêu cầu hoàn thành một bài kiểm tra nhận thức đơn giản.
Phương pháp chụp não cũng cho thấy mất ngủ, thiếu ngủ gây ra những phản ứng cảm xúc khác thường. Nguyên nhân là do hạch hạnh nhân hoạt động ở mức cao (cao hơn 60%) so với những người được nghỉ ngơi. Hạch hạnh nhân (amygdala) nằm ở tâm của não và là nơi xử lý các yếu tố gây cảm xúc ở con người.
Những người này cũng được theo dõi cơ chế kết nối của những khu vực não khác nhau. Người ta phát hiện ra rằng, mất ngủ làm gián đoạn mối liên kết giữa hạch hạnh nhân và vỏ não trước trán trung gian. Vùng vỏ não trước trán trung gian có vai trò điều chỉnh họat động của hạch hạnh nhân. Chứng mất ngủ dường như khiến hạch hạnh nhân phản ứng thái quá với kích thích tiêu cực và nó trở nên mất kết nối với khu vực não làm dịu phản ứng.
Mất ngủ cũng ảnh hưởng tới khả năng nhận thức
Bệnh nhân mất ngủ thường phàn nàn rằng họ khó tập trung, gặp các vấn đề về trí nhớ.
Một phân tích gộp gần đây cho thấy những người bị mất ngủ biểu hiện những khiếm khuyết từ nhỏ đến trung bình trong một số chức năng nhận thức, bao gồm: bộ nhớ khi làm việc, lưu trữ thông tin dài hạn và một số khía cạnh khác của chức năng điều hành.
Nguyên nhân của vấn đề này là do vùng hồi hải mã của não bị tổn thương khi thiếu ngủ. Hồi hải mã là một phần của não trước và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin, hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn. Ở những người bị mất ngủ, các hoạt động của vùng hồi hải mã ít hơn hẳn so với những người không bị. Do vậy, những người mắc chứng mất ngủ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới, chuyển thông tin cần lưu trữ tới các vùng khác của não.
Mất ngủ ảnh hưởng tới tính cách
Những người trước khi mắc chứng mất ngủ được mô tả là vui vẻ, lạc quan thì sau khi mắc chứng bệnh này họ đã có những thay đổi đáng kể trong tính cách. Nhiều người trở nên rất dễ bị kích động, thậm chí có người đã chửi rủa và sỉ nhục bạn thân nhất của mình. Mất ngủ triền miên, nhiều người bắt đầu bị ảo giác và sinh ra hoang tưởng.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hiện đại đã gọi một số hành vi trong trường hợp trên là hậu quả của chứng mất ngủ. Mất ngủ hoặc ngủ ít kéo dài sẽ làm tâm trạng xấu đi, gia tăng kích động, thậm chí gây ra cảm giác trầm cảm và tức giận.
Mất ngủ và bệnh tim mạch
Một số cuộc điều tra cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa bệnh mất ngủ hoặc ngủ ít với tim mạch. So với những người ngủ bình thường (≥ 6h mỗi đêm) với những người mất ngủ hoặc ngủ ít ≤5h mỗi đêm thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở những người mất ngủ là 5,1 và ở những người ngủ bình thườn là 2,95.
Nghiên cứu cho thấy, lượng hormone cortisol trong máu tăng cao khi bị mất ngủ hoặc ngủ ít. Cortisol tăng cao gây căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của tim.
Mất ngủ và bệnh tiểu đường
Một nghiên cứ từ đại học Yale cho thấy, cứ 10 người tham gia vào thử nghiệm về chứng mất ngủ thì đã có tới 7-8 người mắc phải bệnh tiểu đường type 2.
Giáo sư Shahrad Taheri của trường Đại học Weill Cornell Medical ở Quatar, cùng các nhà khoa học đến từ 2 trường đại học Chicago (Hoa Kỳ) và Bristol đã nghiên cứu chứng mất ngủ/khó ngủ ở con người và đưa ra kết luận rằng: Mất ngủ, ngủ ít có nguy cơ cao gây nên bệnh tiểu đường type 2.
Cụ thể như sau:
- Thiếu ngủ, ngủ ít làm giảm hormone insulin – hormone có tác dụng giảm đường huyết. Bên cạnh đó, mất ngủ còn làm tăng nồng độ noradrenalin vào ban đêm, dẫn tới tăng nồng độ axit béo tự tdo trong máu (tăng 15-30%).
- Người bị khó ngủ cũng thường có thói quen ăn nhiều và mắc béo phì (nghiều nghiên cứu cho thấy những người mất ngủ kéo dài có thể tăng tư f7-12 kg), đây là những nguy cơ gây mắc tiểu đường.
Mất ngủ và bệnh tâm thần
Có 2 hướng liên hệ giữa mất ngủ và các bệnh lý về tâm thần:
- 1 là người lớn mất ngủ có vấn đề về tầm thần
- 2 là người lớn bị trầm cảm có các vấn đề về giấc ngủ
Trong một nghiên cứu, kết quả được ghi nhận: Những người thiếu ngủ có phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn với những hình ảnh xấu so với những người ngủ đủ giấc.
Người ta nhận thấy rằng, những người thường xuyên mất ngủ thì vùng xử lý cảm xúc của não có sự hoạt động mạnh mẽ hơn. Vậy nên não bộ phản ứng lại một cách không thích đáng với các cảm xúc tiêu cực. Điều này làm họ dễ tổn thương hơn hơn và dễ mắc trầm cảm hơn.
Mất ngủ cũng làm các bệnh lý tâm thần phục hồi chậm hơn. Những người bị trầm cảm mà mắc chứng mất ngủ thì việc đáp ứng điều trị rất ít.
Mất ngủ làm da lão hoá
Mất ngủ được coi là một trong những thủ phạm đáng sợ nhất của làn da. Da sạm màu, nám, tàn nhang, mắt thâm quầng, sưng húp là những vấn đề bạn sẽ gặp phải khi mất ngủ. Lâu dần, những nếp nhăn sẽ xuất hiện sớm làm bạn nhanh chóng già đi.
Mất ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Mất ngủ cũng làm tăng dịch axit, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày (trào ngược, viêm loét). Nếu các cơn đau dạ dày xuất hiện vào buổi tối, người bệnh sẽ không ngủ được, liên tục tỉnh giấc hoặc trở mình.
Phòng chống mất ngủ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh
1/3 người trưởng thành gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ, trong đó 70% là phụ nữ bước vào tuổi trung niên với các vấn đề liên quan đến tiền mãn kinh, mãn kinh. Quỹ Giấc ngủ quốc gia mỹ (NSF) cảnh báo rằng mất ngủ khiến phụ nữ tổn thương về mặt sức khỏe cũng như tâm sinh lý nặng nề hơn đàn ông.
Rối loạn giấc ngủ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là do bộ hormone nữ (progesterone, estrogen, testosterone… ) mà chủ yếu là estrogen suy giảm, trồi sụt thất thường. Sự suy giảm hormone này là do hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy yếu dần đi theo thời gian.
Vì thế, để hạn chế mất ngủ trong những giai đoạn này, người phụ nữ thay vì lạm dụng và các loại thuốc ngủ để chữa phần “ngọn” thì nên giải quyết từ tận tận gốc vấn đề, bằng cách bảo vệ và tăng cường “hệ trục vàng”. Hãy hỏi ý kiến của những người có chuyên môn, bác sĩ để tìm cho mình một biện pháp cân bằng hormone từ thiên nhiên.
Đồng thời, chị em cũng cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế ăn quá no hoặc sử dụng các thức uống như cà phê, bia, rượu trước khi đi ngủ; lựa chọn một bộ môn thể thao thích hợp và vận động cơ thể thường xuyên; đảm bảo ngủ đúng giờ thức đúng giấc. Bạn không nhất thiết phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mà có thể là 6-7 tiếng. Quan trọng là ngủ làm sao để sau khi thức dậy, bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái và không còn cảm giác thiếu ngủ.
Ý kiến của bạn