Mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến bạn lờ đờ, mệt mỏi và làm giảm hiệu quả công việc. Nhiều người phải tìm tới thuốc để có thể ngủ được. Tuy nhiên lạm dụng thuốc ngủ khiến bạn ngủ dậy thường mệt mỏi và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cùng tìm hiểu phương pháp tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ giúp bạn có giấc ngủ ngon và sâu giấc.
Nhận biết mất ngủ, ngủ không sâu giấc
Nhiều người quan niệm rằng mất ngủ là ngủ không đủ giấc, thời gian ngủ không đủ 8 tiếng mỗi ngày. Quan niệm này thực sự chưa đúng bởi lẽ giấc ngủ không chỉ đánh giá dựa trên thời gian ngủ mà còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng giấc ngủ. Để đánh giá bạn rơi vào tình trạng mất ngủ dưới đây là một số dấu hiệu:
Khó đi vào giấc ngủ
Người bị mất ngủ thường trằn trọc không ngủ được, rơi vào trạng thái suy nghĩ liên miên, xem đồng hồ liên tục khiến bạn khó rơi vào giấc ngủ tạo thành một vòng luẩn quẩn
Giấc ngủ không sâu
Hay gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần, ngủ chập chờn hay mê sảng khiến giấc ngủ thường xuyên gián đoạn
Thức giấc sớm, sáng dậy người mệt mỏi và thèm ngủ
Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Nhưng đối với những người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thường uể oải, thiếu sức sống, sáng dậy chân tay uể oải, đầu óc bần thần.
Vì sao giấc ngủ không sâu?
Những lý do gây mất ngủ thông thường chẳng hạn như:
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Lệch múi giờ
- Ban ngày ngủ quá nhiều
- Yếu tố môi trường ngủ quá sáng
- Tinh thần không thoải mái,…
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân gây nên như tình trạng thiểu năng tuần hoàn não,…Thống kê cho thấy 80% bệnh nhân mất ngủ, khó ngủ xuất phát từ nguyên nhân này. Thiếu máu não, tắc nghẽn mạch máu não, rối loạn tuần hoàn máu não… thường gặp ở những người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về tim mạch, cao huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ… hay chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến bạn ngủ không sâu giấc:
Đau: Theo nghiên cứu, có 15% người Mỹ bị đau mãn tính và 2/3 trong số này bị vấn đề về giấc ngủ chẳng hạn như ngủ không sâu giấc. Các chứng đau lưng, đau đầu,…là những nguyên nhân chính gây đau
Bệnh lý về tâm thần và stress: Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, và là triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu.Mất ngủ là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu. Những tình huống căng thẳng do các sự kiện chẳng hạn như tiền hôn nhân… có thể khởi phát là khó ngủ và dần dẫn đến chứng mất ngủ.
Thay đổi nhịp sinh học: Nếu bạn đi sang một nước khác bị lệch múi giờ khiến nhịp sinh học của bạn bị thay đổi. Cơ thể của bạn phải mất 3 ngày mới có thể điều chỉnh ánh sáng, lịch trình mới để thích nghi dần và mới giảm được tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
Công việc làm theo ca: Lịch trình làm việc trái ngược với nhịp sinh học bình thường ví dụ như bác sĩ, y tá, công nhân làm việc theo ca sẽ có mức độ thấp của serotonin, một hoocmon và dẫn truyền thần kinh trong hệ thống thần kinh trung ương gây ngủ. Đó là nguyên nhân mất ngủ với những người làm việc theo ca.
Thay đổi nội tiết tố: Thời kỳ mãn kinh, kinh nguyệt và mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc mất ngủ ở phụ nữ.
Bệnh lý nội khoa: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là triệu chứng của một số bệnh nan y như bệnh tim mạch, phổi, parkinson, các bệnh thần kinh. Bệnh lý phổi, hen suyễn với triệu chứng thở khò khè, khó thở có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn đặc biệt là vào buổi sáng.
Do thuốc: Một số thuốc gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn đặc biệt nếu sử dụng sát giờ đi ngủ sẽ khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Xem thêm:
Khắc phục chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc như thế nào?
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cần thực hiện nghiêm túc một số vấn đề sau đây:
Đi ngủ đủ giờ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, hầu hết mọi người cần ngủ 7 – 8 giờ mỗi ngày. Khi thiếu ngủ sẽ khiến bạn làm việc không hiệu quả, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe không được đảm bảo
Tạo không khí dễ chịu trong phòng ngủ
Tạo không gian phòng ngủ thoáng mát, ngăn nắp
Phòng ngủ chứa đầy sách vở, quần áo, phòng bẩn,…khiến giấc ngủ của bạn không được ngon giấc. Do đó, hãy dọn dẹp phòng ngủ thật sạch tạo không gian thoải mái giúp bạn dễ ngủ hơn.
Chuẩn bị phòng ngủ
Giường tủ cần ngăn nắp khiến bạn có cảm giác nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cần giữ phòng ngủ của bạn mát mẻ vào buổi tối giúp mang lại giấc ngủ chất lượng hơn.
Dừng ngay việc uống cà phê
Uống cà phê giúp bạn giải tỏa cảm giác mệt mỏi nhưng sau một đêm mất ngủ bạn sẽ cảm thấy càng mệt mỏi hơn. Do đó, hãy từ bỏ cà phê để có một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra, các loại nước uống có gas, socola và quà vặt cũng dễ khiến bạn mất ngủ. Hãy loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của bạn.
Uống trà nóng hoặc tắm nước nóng
Đây là biện pháp thư giãn khá hiệu quá, uống sữa nóng và tắm nước ấm vào buổi tối. Đây là phương pháp khá hiệu quả để chữa trị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Tắt đèn khi ngủ
Nếu có ánh sáng len vào phòng bạn cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm. Hãy sử dụng tấm vải che mắt hoặc mắc thêm màn cửa để chắn ánh sáng lọt vào phòng.
Tập thể dục vào sáng sớm
Khảo sát cho thấy những người thức dậy và tập thể dục vào buổi sáng sẽ dễ dàng ngủ ngon hơn vào buổi tối.
Ngủ trưa
Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, thay vào đó ngủ trưa 30 phút để giúp cơ thể thư giãn. Khi đi ngủ loại bỏ tất cả những suy tư, phiền muộn trong cuộc sống ra khỏi giấc ngủ, hoàn toàn thư giãn tâm lý để giấc ngủ đến sớm và tự nhiên.
Hãy giữ gìn phòng ngủ của bạn thật thoáng mát và sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn nhiều thực phẩm có đường ngọt và sử dụng cà phê vào buổi tối. Thực hiện theo những cách trên giúp bạn cải thiện được tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ. Trường hợp tình trạng không được cải thiện bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Ý kiến của bạn