Ngủ là một nhu cầu tất yếu của cơ thể, giúp cơ thể được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng cho một ngày làm việc mới. Nhưng khi ngủ không ngon giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi, sức khỏe cũng bị giảm sút. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn ngủ không ngon giấc và cách khắc phục hiệu quả qua những thông tin dưới đây.
Ngủ không ngon giấc do đâu?
Ngủ không ngon giấc gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, thiếu ngủ giấc ngủ không đảm bảo chất lượng nên lúc nào bạn cũng trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số thủ phạm khiến bạn không có giấc ngủ ngon:
Các bệnh lý
Khi bạn bị mắc bệnh lý như phổi, hen suyễn khiến thở khò khè làm gián đoạn giấc ngủ đặc biệt là vào lúc sáng sớm. Nếu bạn bị bệnh suy tim thì có thể xuất hiện tình trạng thở bất thường. Các bệnh lý về thần kinh cũng dẫn tới tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Cơ thể đau nhức
Khi cơ thể đau nhức như đau lưng, đau đầu, đau răng, nhức mỏi khớp cơ hoặc thậm chí do vận động quá sức gây đau đều khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thoải mái, khi đó giấc ngủ bị ảnh hưởng khiến bạn ngủ không ngon giấc.
Tinh thần không tốt, stress
Mất ngủ, ngủ không ngon giác là một trong các triệu chứng của bệnh lý trầm cảm. Các tình huống hoặc sự kiện căng thẳng cũng có thể dẫn tới tình trạng ngủ không ngon giấc. Nếu không được chữa trị mất ngủ, ngủ không ngon giấc kèm với stress, lo âu khiến cơ thể bạn ngày càng suy kiệt.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc có thể gây ra tình trạng ngủ không ngon giấc. Đặc biệt là khi bạn sử dụng thuốc gần giờ đi ngủ hoặc tăng liều luọng thuốc lên bạn sẽ cảm thấy khó đi vào giấc ngủ hơn hoặc ngủ không ngon giấc.
Lịch làm việc không ổn định
Khi thời gian làm việc không ổn định, làm tăng ca hoặc không có thời gian nghỉ ngơi có thể dẫn tới rối loạn nhịp sinh học của cơ thể, là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngủ không ngon giấc.
Đi ngủ khi đói
Khi đi ngủ với dạ dày rỗng khiến giấc ngủ của bạn không được ngon giấc. Thực tế, những người biếng ăn hầu như luôn mơ về thực phẩm trong mỗi giấc ngủ và điều đó khiến họ ngủ không ngon giấc
Thay đổi hormone
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh đều dễ gặp vấn đề về giấc ngủ. Đó là lúc nội tiết trong cơ thể thay đổi, bạn dễ có cảm giác nóng trong người, tức ngực, đi tiểu nhiều hơn. Những điều này đều làm gián đoạn giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ ngon. Theo Hiệp hội Quốc gia về giấc ngủ tại Mỹ, khoảng 40% số phụ nữ tiền mãn kinh gặp phải các vấn đề về giấc ngủ.
Âm thanh, ánh sáng
Khi môi trường quá ồn ào hoặc quá sáng khiến bạn ngủ không ngon giấc. Vì thông thường khi ngủ cơ thể chỉ có thể tiếp nhận thích ứng với 45 vol âm lượng, nếu âm lượng lớn hơn sẽ gây ảnh hường rất lớn đến giấc ngủ.
Ánh sáng quá mạnh khiến kích thích giấc ngủ khiến cơ thể ở trong trạng thái tỉnh táo. Khi trời tối dễ tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể vì vậy dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Lệch múi giờ
Việc thường xuyên di chuyển giữa các điểm đến có múi giờ khác nhau gây ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của cơ thể bạn. Cơ thể bạn sẽ cần khoảng 3 ngày để điều chỉnh và thích nghi với múi giờ mới. Và nếu bạn di chuyển bằng máy bay qua các vùng có múi giờ khác nhau, thì việc chênh lệch múi giờ có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ mãn tính
Tập thể dục quá muộn
Bạn tập thể dục trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ gây kích thích sự trao đổi chất dẫn tới tình trạng bồn chồn, mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Do đó, nên tập thể dục vào buổi sáng hoặc cuối giờ chiều nhé.
Dùng quá nhiều cafein
Nếu bạn là người nghiện café, hãy uống loại đồ uống này vào buổi sáng và không nên uống quá 1 tách mỗi ngày để tránh mất ngủ vì thời gian tiêu thụ hết cafein phải mất đến 10 tiếng kể từ khi bạn uống nó.
Ăn quá nhiều protein trước khi ngủ
Protein cần nhiều năng lượng để tiêu hóa, làm cho bộ máy tiêu hóa của bạn hoạt động trở lại trong khi bạn cố gắng đi ngủ. Do đó, nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ thay vì nạp quá nhiều protein.
Xem thêm:
Khắc phục tình trạng ngủ không ngon giấc như thế nào?
Thiết lập thói quen ngủ
Để có thể cải thiện giấc ngủ cho cơ thể cần thiết lập thói quen ngủ để báo hiệu cho cơ thể rằng đã tới giờ phải đi ngủ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp như tắm ấm, uống trà thảo dược, nghe nhạc thư giãn, đọc sách, thiẹn hoặc xông tinh dầu thơm trong phòng để giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Kiểm tra phòng ngủ
Không gian phòng ngủ phù hợp giúp giấc ngủ ngon hơn
Cần đảm bảo các yếu tố trong phòng ngủ để có một giấc ngủ ngon. Ánh sáng, tiếng ồn cần hạn chế, bên cạnh đó giường, đệm, gối ngủ cần được đảm bảo để giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Vì đôi khi một chiếc đệm không phù hợp có thể khiến bạn ngủ không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ cả đêm.
Hạn chế sử dụng điện thoại thông minh
Theo kết quả của một số nghiên cứu cho thấy rằng khi sử dụng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ có thể cản trở chất lượng giấc ngủ. Do đó, để đảm bảo giấc ngủ ngon bạn hãy thử đặt nó cách xa khỏi giường. Vì s
Tập luyện thể dục hàng ngày
Tập thể dục mỗi ngày tăng cường sức khỏe, ngủ ngon giấc hơn
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bên cạnh duy trì vóc dáng, giảm cân còn giúp chúng ta ngủ ngon giấc hơn.
Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cơ thể tiêu hao nguồn năng lượng dư thừa trước khi đi ngủ đồng thời giúp sức khỏe tổng thể tốt hơn
Trước khi đi ngủ nên làm gì?
Trước khi đi ngủ nên sử dụng các liệu pháp thư giãn như ngâm mình trong bồn tắm nước ấm, nghe nhạc hay đọc một cuốn sách khiến bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn. Nhưng ngược lại nếu tham gia các hoạt động kích thích, cảm giác mạnh gây ảnh hưởng tới tâm lý thì giấc ngủ sẽ trở nên khó khăn hơn.
Nên tắt đèn trước khi đi ngủ hoặc sử dụng ngọn đèn có ánh sáng nhẹ để đảm bảo giữ cho não bộ có không gian thích hợp nhất để tiết ra chất melatonin giúp làm giảm tỉnh táo, tăng cảm giác buồn ngủ và gây giấc ngủ sinh lý, giúp chúng ta ngủ ngon và sâu hơn.
Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc ăn quá no trước khi đi ngủ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc
Không ngủ nhiều vào ban ngày
Vì khi ngủ nhiều vào ban ngày bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm, vì vậy không nên tạo thói quen ngủ trưa nhiều khiến tình trạng mất ngủ vào ban đêm của bạn càng thêm trầm trọng.
Ý kiến của bạn